Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa 9 Bài 4 (có đáp án): Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống (phần 2). Tài liệu bao gồm 16 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Địa Lí Dân Cư. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là
A. tiếp thu khoa học nhanh.
B. có phẩm chất cần cù.
C. dồi dào, tăng nhanh.
D. nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Câu 2: Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là
A. trẻ, số lượng lớn.
B. tăng nhanh qua các năm.
C. thể lực - thể chất tốt.
D. kinh nghiệm trồng lúa.
Câu 3: Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành
A. khai thác khoáng sản.
B. thủ công nghiệp.
C. cơ khí – điện tử.
D. chế biến thực phẩm.
Câu 4: Lao động nước ta không có nhiều kinh nghiệm trong ngành
A. thủ công nghiệp.
B. cơ khí – điện tử.
C. trồng lúa nước.
D. ngư nghiệp.
Câu 5: Lao động nước ta có trở ngại lớn về
A. tính sáng tạo.
B. kinh nghiệm sản xuất.
C. khả năng thích ứng với thị trường.
D. thể lực và trình độ chuyên môn.
Câu 6: Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?
A. Thể lực.
B. Trình độ chuyên môn.
C. Khả năng thích ứng với thị trường.
D. Dồi dào và tăng nhanh.
Câu 7: Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng
A. tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.
B. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.
C. tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng
D. giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.
Câu 8: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta thay đổi theo hướng tích cực vì
A. tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
B. tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất.
C. tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng thấp nhất.
D. tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.
Câu 9: Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta
A. thiếu việc làm.
B. di dân tự phát.
C. gia tăng dân số.
D. thất nghiệp trầm trọng.
Câu 10: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn?
A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.
B. Quá trình đô thị hóa.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Trình độ lao động ngày càng tăng.
Câu 11: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
A. sử dụng hợp lí nguồn lao động.
B. giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
C. nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. tăng tuổi thọ trung bình.
Câu 12: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là
A. nhiệm vụ không quan trọng của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
B. nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người.
D. nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đô thị hóa nước ta.
Câu 13: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề
A. thiếu nhân lực cho các ngành kinh tế.
B. giải quyết việc làm.
C. hạ giá thành sản phẩm trong nước.
D. xuất khẩu lao động.
Câu 14: Nguyên nhân nào đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
B. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
D. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển.
Câu 15: Đâu không phải là biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta
A. phân bố lại lao động.
B. nâng cao mặt bằng dân trí.
C. nhập khẩu lao động.
D. hướng nghiệp đào tạo nghề.
Câu 16: Giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động của nước ta là
A. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
B. đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. phát triển giáo dục và đào tạo.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận