Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Thái Bình

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Thái Bình

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 183 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Thái Bình. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

05/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.

B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.

C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

Câu 2:

Hiện tượng di truyền liên kết giới tính được:

A. Moocgan phát hiện trên bướm tầm. 

B. Moocgan phát hiện trên ruồi giấm.

C. Coren và Bo phát hiện trên hoa loa kèn.

D. Menđen phát hiện trên đậu Hà Lan.

Câu 3:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên trái đất, loài người xuất hiện ở

A. đại Tân sinh 

B. đại Trung sinh 

C. đại Thái cổ

D. đại Cổ sinh

Câu 4:

Mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:

A. Mối quan hệ cạnh tranh về thức ăn, nguồn sống.

B. Mối quan hệ mà có ít nhất một loài có lợi hoặc không loài nào bị hại.

C. Mối quan hệ trao đổi sự đa dạng về vốn gen giữa các loài trong quần xã.

D. Mối quan hệ mà trong đó cả hai loài đều bị hại, hoặc ít nhất một loài không hại cũng không lợi.

Câu 5:

Nhóm nào dưới đây gồm những bộ ba mã hoá các axit amin?
 

A. UGA, UAG, AGG, GAU

B. AUU, UAU, GUA, UGG

C. AUU, UAA, AUG, UGG

D. UAA, UAU, GUA, UGA

Câu 6:

Khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật trước những thay đổi của môi trường do yếu tố nào quy định?
 

A. Tác động của con người. 

B. Điều kiện của môi trường.

C. Kiểu gen của cơ thể. 

D. Kiểu hình của cơ thể

Câu 7:

Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường được gọi là:
 

A. Diễn thế sinh thái.

B. Trao đổi chất trong tự nhiên.

C. Sự di cư hoặc nhập cư của các quần thể khác nhau.

D. Quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

Câu 8:

Thể tích tâm thu giảm do:

A. Tâm thất co mạnh. 

B. Áp lực trong tâm nhĩ tăng.

C. Giảm sức cản mạch máu ngoại vi.

D. Nhịp tim tăng.

Câu 9:

Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế:

A. Hoạt tải từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

B. Thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

C. Thẩm thấu và thẩm tách từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

D. Thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất

Câu 10:

Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menđen đã cho:

A. F1 tự thụ. 

B. F1 giao phấn với nhau.

C. F1 lai phân tích.

D. F2 tự thụ.

Câu 11:

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.

B. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.

C. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.

D. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền.

Câu 12:

Bằng chứng trực tiếp chứng minh mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật là
 

A. bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. bằng chứng hoá thạch.

C. bằng chứng sinh học phân tử. 

D. bằng chứng sinh học tế bào

Câu 13:

Hải và An là hai chị em ruột, nhưng khác nhau về một số đặc điểm. Hải có tóc xoăn, mắt nâu giống bố; An có tóc thẳng, mắt đen giống mẹ. Giải thích nào sau đây không hợp lí?

A. Trình tự nuclêôtit trong ADN của Hải và An là khác nhau.

B. Kiểu gen của Hải và An khác nhau.

C. Tỉ lệ A + G/T + X trong ADN của Hải và An là khác nhau.

D. Hải và An nhận được loại giao tử khác nhau từ bố, mẹ.

Câu 16:

Khu sinh học nào sau đây có sự đa dạng nhất về hệ sinh thái:

A. Vùng bắc cực,nơi có đồng rêu hàn đới quanh năm.

B. Vùng ôn đới,nơi có thảo nguyên và rừng lá rụng chiếm ưu thế.

C. Vùng nhiệt đới,đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới.

D. Vùng biển ngoài khơi,đặc trưng bởi các loài cá lớn.

Câu 19:

Trong lịch sử tiến hoá các loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì
 

A. CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.

B. kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiến sống hơn.

C. do sự hợp lí các đặc điểm thích nghi.

D. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động.

Câu 21:

Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.

B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.

C. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.

D. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.

Câu 23:

Với môi trường không giới hạn thì loài nào sau đây sẽ có đường tăng trưởng với số lượng lớn,nhanh nhất theo hình chữ J:

A. Cá cơm ở biển Peru.

B. Giun sán trong cơ thể động vật.

C. Loài kiến sinh sống trên cây kiến.

D. Loài vi sinh vật trong môi trường nhiệt đới.

Câu 24:

Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể khác nhau ở người thường gây chết ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của cá thể bị đột biến. Giải thích nào sau đây là không đúng khi đề cập đến vấn đề trên?

A. Nhiễm sắc thể càng nhỏ càng dễ làm mất cân bằng gen và càng dễ bị tiêu hủy dẫn đến dễ gây chết hơn.

B. Nếu thừa nhiễm sắc thể Y thì ít ảnh hưởng vì nhiễm sắc thể Y ngoài gen quy định nam tính nó chứa rất ít gen.

C. Đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể thường sẽ hay gây chết hơn và chết sớm hơn so với đột biến ba nhiễm ở nhiễm sắc thể giới tính.

D. Thừa nhiễm sắc thể thường dẫn đến mất cân bằng gen và gây chết ; còn thừa nhiễm sắc thể giới tính, chẳng hạn nhiễm sắc thể X thì những nhiễm sắc thể X dư thừa cũng sẽ bị bất hoạt nên ít gây chết hơn.

Câu 25:

Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:

A. Gian bào và tế bào chất

B. Gian bào và tế bào biểu bì

C. Gian bào và màng tế bào

D. Gian bào và tế bào nội bì

Câu 34:

Tiến hành tổng hợp nhân tạo một đoạn mARN từ một dung dịch chứa các đơn phân ribônuclêôtit, người ta thấy xuất hiện 8 loại bộ ba với tỉ lệ mỗi loại là tương đương nhau. Đâu là nhận xét đúng về thành phần dung dịch chứa ribônuclêôtit đã được sử dụng?

A. Có 4 loại ribônuclêôtit khác nhau tổ hợp thành 8 loại bộ ba nói trên.

B. Có 8 loại ribônuclêôtit với tỉ lệ ngang nhau cho mỗi loại đã được sử dụng.

C. Có 3 loại ribônuclêôtit với tỉ lệ 1 : 2 : 1 trong dung dịch sử dụng.

D. Có 3 loại ribônuclêôtit trong dung dịch với tỉ lệ mỗi loại là tương đương nhau.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG 2021 môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Thái Bình
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh