Câu hỏi:
Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất: K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc
tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lại này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.
II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 kiểu gen.
III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ.
IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 1: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
B. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần.
C. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.
D. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền.
05/11/2021 2 Lượt xem
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.
B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.
C. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.
D. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
A. AaaaBBbb.
B. AAAaBBbb.
C. AAaaBBbb.
D. AAaaBbbb.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể khác nhau ở người thường gây chết ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của cá thể bị đột biến. Giải thích nào sau đây là không đúng khi đề cập đến vấn đề trên?
A. Nhiễm sắc thể càng nhỏ càng dễ làm mất cân bằng gen và càng dễ bị tiêu hủy dẫn đến dễ gây chết hơn.
B. Nếu thừa nhiễm sắc thể Y thì ít ảnh hưởng vì nhiễm sắc thể Y ngoài gen quy định nam tính nó chứa rất ít gen.
C. Đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể thường sẽ hay gây chết hơn và chết sớm hơn so với đột biến ba nhiễm ở nhiễm sắc thể giới tính.
D. Thừa nhiễm sắc thể thường dẫn đến mất cân bằng gen và gây chết ; còn thừa nhiễm sắc thể giới tính, chẳng hạn nhiễm sắc thể X thì những nhiễm sắc thể X dư thừa cũng sẽ bị bất hoạt nên ít gây chết hơn.
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Bằng chứng trực tiếp chứng minh mối quan hệ tiến hoá giữa các loài sinh vật là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng hoá thạch.
C. bằng chứng sinh học phân tử.
D. bằng chứng sinh học tế bào
05/11/2021 2 Lượt xem

- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
19 người đang thi
- 974
- 40
- 40
-
60 người đang thi
- 770
- 22
- 40
-
19 người đang thi
- 684
- 5
- 40
-
24 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận