
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học của Trường THPT Phan Việt Thống
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 111 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học của Trường THPT Phan Việt Thống. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
08/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
A. Restrictaza
B. ARN pôlimeraza
C. ADN pôlimeraza
D. Ligaza
Câu 3: Dòng tế bào sinh dưỡng của loài A có kiểu gen AABBCC, dòng tế bào sinh dưỡng của loài B có kiểu gen: EEHHMM. Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng giữa 2 dòng này (Sự lai chỉ diễn ra giữa một tế bào của dòng A với một tế bào của dòng B). Tế bào lai sẽ có kiểu gen:
A. ABDDEHM
B. AEBHCM
C. AABBCCEEHHMM
D. ABCEEHHMM
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa nhỏ?
A. Tiến hỏa nhỏ giúp hình thành các đơn vị phân loại trên loài
B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên qui mô loài và diễn biến không ngừng
C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài
D. Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
Câu 5: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế:
A. Cách li địa lí
B. Lai xa và đa bội hóa
C. Cách li tập tính
D. Cách li sinh thái
Câu 6: Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li
A. Tập tính
B. Trước hợp tử
C. Cơ họ
D. Sau hợp tử
Câu 7: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli?
A. Gen điều hoà
B. Nhóm gen cấu trúc
C. Vùng vận hành (O)
D. Vùng khởi động (P)
Câu 8: Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây
B. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể
C. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây
D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể thực vật
Câu 9: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chuỗi chuyền electron hô hấp → chu trình Crep → Đường phân
B. Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp → chu trình Crep
C. Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền electron hô hấp
D. Đường phân → chu trình Crep → Chuỗi chuyền electron hô hấp
Câu 10: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:
A. Mạng lưới nội chất
B. Không bào
C. Ti thể
D. Lục lạp
Câu 11: Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào?
A. Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng
B. Khi có sự cạnh tranh về O2: thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu khí
C. Khi có sự cạnh tranh về CO2, khi có nhiều CO2 thì xảy ra quá trình lên men, khi không có CO2 thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí
D. Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có Glucôzơ thì hô hấp hiếu khí và khi không có Glucôzơ thì xảy ra quá trình lên men
Câu 12: Có bao nhiêu phân tử ATP thu được từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong quá trình hô hấp hiếu khí?
A. 32 phân tử
B. 36 phân tử
C. 38 phân tử
D. 34 phân tử
Câu 13: Quá trình hô hấp sáng là quá trình
A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
B. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối
D. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
Câu 14: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. Nitơ.
B. Mangan.
C. Bo.
D. Sắt.
Câu 15: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?
A. Châu chấu
B. Cá chép
C. Giun tròn
D. Chim bồ câu
Câu 16: Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ mặt trời theo chiều nào sau đây?
A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu
B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất
D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường
Câu 18: Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa?
A. Tuổi cây.
B. Xuân hoá.
C. Quang chu kì.
D. Kích thước của thân.
Câu 21: Quần thể nào dưới đây có tần số alen A bằng tần số alen a?
A. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa
B. 0,3 AA : 0,2 Aa : 0,5 aa
C. 0,15 AA : 0,45 Aa : 0,4 aa
D. 0,3 AA : 0,5 Aa : 0,2aaC. 0,15 AA : 0,45 Aa : 0,4 aa
Câu 22: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
A. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng
B. Rau dền, kê, các loại rau
C. Lúa, khoai, sắn, đậu
D. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu
Câu 23: Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?
A. Phân bố ngẫu nhiên
B. Phân tầng
C. Phân bố đồng đều
D. Phân bố theo nhóm
Câu 24: Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn
B. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động
C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ
D. Đột biến gen
Câu 25: Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng của quần thể, luôn được duy trì ổn định và không thay đổi theo thời gian
B. Tất cả các loài sinh vật khi sống trong một môi trường thì có tỉ lệ giới tính giống nhau
C. Ở tất cả các loài, giới tính đực thường có tỉ lệ cao hơn so với giới tính cái
D. Tỉ lệ giới tính ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể
Câu 26: Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có đế duy trì và phát triển
B. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể có được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
C. Kích của quần thể thường được duy trì ổn định, ít thay đổi theo thời gian
D. Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, nhập cư và xuất cư
Câu 36: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
C. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
Câu 37: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng, mở
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
C. Sự đóng, mở của lá cây trinh nữ. Khí khổng đóng mở
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại. Khí khổng đóng, mở
Câu 38: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích
B. Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích
D. Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích
Câu 39: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản
C. Vì một lượng O2 đã ôxi hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 40: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
A. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Puôc - kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co
B. Nút nhĩ thất → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó His → Mạng Puôc - kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co
C. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Mạng Puôc - kin → Bó His → Các tâm nhĩ, tâm thất co
D. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ→ Nút nhĩ thất → Bó His → Mạng Puôc - kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
26 người đang thi
- 805
- 40
- 40
-
52 người đang thi
- 650
- 22
- 40
-
79 người đang thi
- 565
- 5
- 40
-
94 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận