
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hưng Nhân
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 93 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hưng Nhân. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
08/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 2: Loại phân tử nào sau đây được cấu trúc bởi các đơn phân là axit amin?
A. ARN
B. Prôtêin
C. Lipit
D. ADN
Câu 4: Xét 2 cặp gen A,a và B,b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cho biết kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp?
A. AaBB
B. AAbb
C. aabb
D. AABB
Câu 5: Một chuỗi ADN có trình tự mạch gốc :3’-ATGGXATXA- 5’. Nếu chuỗi này được phiên mã, chuỗi ARN tạo thành sẽ như thế nào?
A. 5'-UAXXGUAGU -3'
B. 5'- UGAUGXXAU -3'
C. 5'- AUGGXAUXA -3’
D. 5'- TAXXGTAGT-3'
Câu 6: Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen trội là hoàn toàn. Khi lai hai cá thể có kiểu gen AABbDD × AaBbDd. Kết quả ở đời con sẽ có
A. 4 kiểu hình và 24 kiểu gen
B. 8 kiểu hình và 27 kiểu gen
C. 6 kiểu hình và 42 kiểu gen
D. 2 kiểu hình và 12 kiểu gen
Câu 7: Gen là một đoạn phân tử ADN có chức năng
A. cấu tạo nên protein.
B. mang thông tin quy định cấu trúc nên NST.
C. mang thông tin quy định cấu trúc một chuỗi pôlipeptit hoặc một loại ARN.
D. cấu tạo nên cơ thể.
Câu 9: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
D. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
Câu 11: Loại đột biến nào sau đây có thể làm cho gen cấu trúc thêm 3 liên kết hyđrô và chuỗi polipeptit tổng hợp theo gen đột biến có số lượng axit amin không thay đổi so với ban đầu. Biết rằng đột biến không ảnh hưởng bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc?
A. Thay thế 3 cặp G - X bằng ba cặp A - T trong cùng một bộ mã.
B. Mất 1 cặp A - T và 2 cặp G - X trong cùng một bộ mã.
C. Mất 4 cặp G - X và thêm 2 cặp A - T.
D. Thay thế 3 cặp A - T bằng ba cặp G - X trong cùng một bộ mã.
Câu 13: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Kiểu gen nào sau đây quy định hoa vàng?
A. AAbb
B. aabb
C. AaBB
D. AABB
Câu 14: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng:
A. 30 nm
B. 11 nm
C. 700 nm
D. 300 nm
Câu 15: Nếu các gen liên hết hoàn toàn, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3 :1?
A. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
C. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
D. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}}\)
Câu 16: Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?
A. Khoai tây
B. Vi khuẩn E. coli
C. Đậu Hà Lan
D. Ruồi giấm
Câu 17: Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai nào sau đây, kiểu gen XaY chiếm tỉ lệ 25%?
A. XAXA × XaY
B. XaXa × XAY
C. XAXa × XaY
D. XaXa × XaY
Câu 18: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Dựa vào các tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt được đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất.
B. Tính trạng do gen trên NST X qui định di truyền chéo.
C. Tính trạng do gen trên NST Y qui định di truyền thẳng.
D. Vùng tương đồng là vùng chứa locut gen khác nhau giữa NST X và NST Y.
Câu 20: Hãy chọn phát biểu đúng về mức phản ứng?
A. Mức phản ứng là những biến đổi kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen nên không có khả năng di truyền.
B. Các alen trong cùng một gen đều có mức phản ứng như nhau.
C. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
D. Ở loài sinh sản vô tính, cá thể con có mức phản ứng khác với cá thể mẹ.
Câu 25: Khi lại hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: ♀ xanh lục × ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục.
Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt × ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt.
Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2, như thế nào?
A. 3 xanh lục :1 lục nhạt
B. 5 xanh lục :3 lục nhạt
C. 1 xanh lục :1 lục nhạt
D. 100% lục nhạt
Câu 27: Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến:
A. mất cặp và thêm cặp nuclêôtit
B. đảo đoạn NST
C. mất đoạn và lặp đoạn NST
D. chuyển đoạn NST
Câu 33: Cho P: \(\frac{{AB}}{{ab}}Dd \times \frac{{AB}}{{ab}}Dd\), hoán vị gen xảy ra ở hai giới như nhau, alen trội là trội hoàn toàn. Ở F1, số cây có kiểu hình mang cả 3 tính trạng lặn chiếm 2,25%. Theo lý thuyết, trong só kiểu hình mang 3 tính trạng trội, kiểu gen dị hợp tử vể cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ là:
A. 13/100
B. 52/177
C. 5/64
D. 31/113
Câu 39: Ở một loài thực vật ngẫu phối, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai cây quả đỏ với quả vàng đời lai F1 thu được 50% quả đỏ : 50% quả vàng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thì thế hệ lai Fa thu được là:
A. 9 quả vàng :7 quả đỏ
B. 7 quả vàng :1 quả đỏ
C. 1 quả vàng:3 quả đỏ
D. 1 quả vàng:15 quả đỏ
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
75 người đang thi
- 963
- 40
- 40
-
30 người đang thi
- 762
- 22
- 40
-
87 người đang thi
- 677
- 5
- 40
-
92 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận