Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng - Phần 6. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
20/10/2021
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
8 Lần thi
Câu 1: Nhận xét nào sau đây là không đúng đối với viêm màng não do tai:
A. Viêm màng não có thể tồn tại song song với áp xe não
B. Trong viêm xương chủm cấp tính thường có phản ứng màng não và đôi khi là viêm màng não thực sự
C. Bệnh tích khởi thủy của màng não luôn luôn ở sát với bệnh tích xương
D. Viêm màng não do tai luôn có sự hiện diện vi trùng từ tai
Câu 2: Cơ quan nào không góp phần giữ thăng bằng cho cơ thể:
A. Tiền đình
B. Thị giác
C. Đại não
D. Dây thần kinh VII
Câu 3: Viêm tai xương chũm mạn tính thường liên quan đến dữ kiện nào:
A. Màng nhĩ hình vú bò
B. Thủng màng nhĩ ở vị trí ¼ trước dưới
C. Thủng nhĩ thủng rộng sát khung xương
D. Màng nhĩ lõm, không thấy được các mốc giải phẫu
Câu 4: Ù tai giọng cao có thể gặp trong:
A. Bệnh Méniere
B. Thủng màng nhĩ
C. Trật khớp búa đe
D. Tắc vòi nhĩ
Câu 5: Xét nghiệm tế bào trong dịch não tủy của bệnh nhân bị zona cho kết quả:
A. Tế bào lympho tăng
B. Bạch cầu đa nhân tăng
C. Bạch cầu đơn nhân tăng
D. Có nhiều hồng cầu
Câu 6: Viêm tai giữa cấp tính là bệnh hay gặp:
A. Ở những người suy nhược cơ thể
B. Ở những người có bệnh mạn tính kèm theo
C. Ở trẻ em và hài nhi
D. Ở những người có thói quen hay ngoái tai
Câu 7: Biến chứng nội sọ nào sau đây không phải do thầy thuốc phẩu thuật mũi xoang gây ra:
A. Liệt mặt ngoại biên
B. Xuất huyết não do tổn thương mạch máu
C. Viêm màng não do bộ lộ màng não
D. Áp xe não do viêm nhiễm
Câu 8: Các thủ thuật mũi xoang gây nhiễm trùng máu không thể do:
A. Để mèche mũi quá lâu, dùng kháng sinh không đúng cách
B. Khí dung mũi xoang ở bệnh nhân có nhọt đỉnh râu
C. Phẫu thuật mũi xoang lúc đang viêm cấp nhưng không dùng kháng sinh đúng cách
D. Biến chứng do viêm mũi xoang cấp nhưng phẩu thuật can thiệp muộn, không kịp thời
Câu 9: Tìm một biến chứng không do nhét mèche mũi gây ra:
A. Viêm xoang cấp
B. Gây rối loạn về đông chảy máu
C. Gây đau đớn tại mũi, gây nhức đầu
D. Tụt mèche ra sau cữa mũi sau (có thể thành dị vật đường thở)
Câu 10: Nguyên tắc điều trị quan trọng nhất viêm xoang hàm do răng là:
A. Kháng sinh toàn thân liều cao phổ rộng
B. Kháng sinh bơm tại chỗ theo kháng sinh đồ
C. Phải mổ xoang hàm Caldwell – Luc
D. Phải điều trị răng gây bệnh trước khi điều trị viêm xoang
Câu 11: Chức năng hứng và định hướng âm thanh và chức năng của:
A. Tai ngoài
B. Tai giữa
C. Tai trong
D. Tiền đình
Câu 12: . Nguyên nhân hàng đầu của viêm tai giữa cấp là:
A. Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa tau ngoài và tai giữa
B. Do cơ địa dị ứng
C. Do ngoáy tai bị xây xước
D. Do viêm nhiễm ở mũi họng, viêm VA
Câu 13: Dấu hiệu xóa góc sau trên ống tai ngoài, có thể gặp trong bệnh:
A. Viêm tai giữa cấp
B. Viêm tai giữa mạn
C. Viêm tai xương chũm cấp
D. Viêm tai xương chũm mạn
Câu 14: . Vị trí ¼ sau dưới của màng nhĩ:
A. Hay bị thủng khi ngoái tai
B. Có thể chích rạch màng nhĩ trong viêm tai giữa cấp ứ mủ
C. Hay bị viêm khi tăm để nước vào tai
D. Hay bị thủng khi có dị vật sống tai vào
Câu 15: Hình ảnh vú bò của màng nhĩ có thể gặp trong:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiết
B. Viêm tai giữa mạn tính
C. Viêm tai giữa do thay đổi áp lực
D. Viêm tai giữa cấp ứ mủ
Câu 16: Đau nhói trong tai hay tức ở tai như bị nút đút, là triệu chứng của bệnh:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiết
B. Viêm tai giữa mạn tính
C. Viêm tai giữa do thay đổi áp lực
D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
Câu 17: Tìm một câu nói về viêm xoang do răng không đúng:
A. Vi trùng gây bệnh thường cả hiếu khí và kỵ khí
B. Cần thiết chụp phum Blondeau để đánh giá tình trạng xoang hàm
C. Không nên nhổ răng ảnh hưởng sức nhai, chỉ cần điều trị đúng theo kháng sinh đồ
D. Phải điều trị răng bệnh lý mới điều trị khỏi viêm xoang do răng
Câu 18: Điều trị nguyên nhân viêm mũi xoang nào là chưa hợp lý:
A. Điều trị nhiễm trùng
B. Điều trị nhiễm siêu vi trùng
C. Mổ tiệt căn xoang chống viêm tái phát và loại nguyên nhân gây bệnh
D. Tránh tiếp xúc bụi mốc
Câu 19: Điều trị phối hợp nào sau đây là không cần thiết trong viêm mũi xoang:
A. Mổ dị hình vách ngăn mũi
B. Nạo VA, cắt amidan
C. Mổ các dị dạng hẹp gốc mũi, cuốn quá phát, túi hơi cuốn giữa
D. Cách ly bệnh nhân với thành viên khác trong gia đình tránh lây nhiễm
Câu 20: Cách phòng tránh viêm mũi xoang nào sau đây là không đúng?
A. Chủ động phẩu thuật sớm các dị hình vách ngăn, cuốn mũi quá phát
B. Rèn luyện thân thể khỏe mạnh, mặc đủ ấm mùa đông
C. Ăn uống bồi bổ, tăng sức đề kháng
D. Thường xuyên sử dụng kháng sinh phòng viêm mũi xoang
Câu 21: Ung thư sàng-hàm ở giai đoạn đầu, khi khám mũi trước có thể thấy:
A. Cuốn dưới quá phát và sùi dễ chảy máu
B. Cuốn giữa quá phát và sùi dễ chảy máu
C. Khe giữa đầy và có nụ sùi dễ chảy máu
D. Vách ngăn có nụ sùi dễ chảy máu
Câu 22: Các cháu từ 5 – 10 tuổi, hay bị chảy máu mũi tái phát, bệnh lý nào thường gặp nhất:
A. Điểm mạch vách ngăn bị tổn thương
B. Viêm xoang sàng cấp
C. Viêm xoang hàm cấp
D. Viêm mũi vận mạch
Câu 23: Ù tai tiếng trầm là triệu chứng KHÔNG GẶP trong bệnh:
A. Viêm tai giữa cấp xuất tiêt
B. Viêm tai giữa cấp mủ
C. Viêm tai giữa do thay đổi áp lực
D. Viêm mê nhĩ
Câu 24: Thoái hóa cuốn giữa thành polyp, có thể gặp trong bệnh:
A. Viêm xoang hàm mạn tính do răng
B. Viêm sàng hàm mạn tính
C. Cuốn giữa có túi khí
D. Chấn thương vùng mũi xoang
Câu 25: Phương pháp di chuyển (Proetz) trong điều trị mũi xoang được chỉ định trong:
A. Viêm xoang sàng – hàm cấp tính
B. Viêm xoang hàm tái phát nhiều lần
C. Viêm xoang sàng sau mạn tính
D. Viêm xoang hàm có polyp Kilian
Câu 26: Người ta thường phân loại rối loạn về ngửi gồm các loại sau:
A. Tăng khứu giác và ngửi thối
B. Giảm (hoặc mất) khứu giác và loạn khứu
C. Rối loạn khứu giác chủ quan và rối loạn khứu giác khách quan
D. Rối loạn khứu giác chức năng và rối loạn khứu giác thực thể
Câu 27: Đánh giá khứu giác trên lâm sàng bằng cách cho bệnh nhân ngửi 1 số chất có mùi rồi hỏi bệnh nhân có nhận biết và phân biệt được các mùi hay không là một phương pháp có đặc điểm sau đây, ngoại trừ một đặc điểm KHÔNG ĐÚNG là:
A. Đó là một phương pháp đơn giản và thường dùng nhất trên lâm sàng
B. Đó là một phương pháp khách quan để đánh giá khứu giác
C. Đó là một phương pháp chủ quan để đánh giá khứu giác
D. Đó là một phương pháp đòi hỏi sự cộng tác tốt của bệnh nhân
Câu 28: Nước muối dùng để rửa mũi trong bệnh lý mũi – xoang là:
A. Nước muối ưu trương
B. Nước muối nhược trương
C. Nước muối đẳng trương
D. Nước muối ưu trương có pha với kháng sinh
Câu 29: Yếu tố nguy cơ nào không liên quan đến viêm tai giữa cấp ở trẻ em:
A. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
B. Vấn đề dinh dưỡng
C. Ăn uống và tắm rửa không hợp vệ sinh
D. Thời gian bú mẹ của trẻ
Câu 30: Về các phương pháp đánh giá chức năng khứu giác, phát biểu nào sau đây là sai:
A. Đánh giá khứu giác có tính chất định tính và chủ quan bằng cách cho bệnh nhân ngửi 1 số chất có mùi là phương pháp đơn giản nhất thường được áp dụng
B. Đánh giá khứu giác có tính chất định lượng và nửa chủ quan bằng cách dùng khứu lực kế
C. Đánh giá khứu giác có tính chất định lượng và nửa chủ quan bằng cách dùng khứu lực kế
D. Bằng phương pháp đo điện thế khêu gợi khứu giác, có thể chẩn đoán phân biệt với một số tổn thương thần kinh
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tai - Mũi - Họng có đáp án Xem thêm...
- 8 Lượt thi
- 40 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận