Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí - Phần 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 654 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí - Phần 3. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

11 Lần thi

Câu 1: Mục đích chính của quá trình ủ:

A. Tăng độ cứng, tăng độ bền, chống mài mòn

B. Tăng độ dẻo dai va đập

C. Giảm độ cứng, ổn định tổ chức pha chuẩn bị cho nguyên công tiếp theo

D. Giảm độ cứng , tăng độ bền, tăng tính chống mài mòn

Câu 2: Khi đúc trong khuôn cát, công đoạn đầu tiên là phải chế tạo mẫu và hộp lõi, vậy:

A. Hình dáng của lõi giống hình dáng bên ngoài của chi tiết cần đúc

B. Hình dáng của mẫu giống hình dáng bên trong của chi tiết cần đúc

C. Lõi để tạo ra phần rỗng bên trong vật đúc

D. Cả 3 câu trên đều sai

Câu 3: Hợp kim nhôm Đura có chứa chủ yếu các thành phần nào dưới đây:

A. Al,Si,P,S

B. Al, Cu, Mg, Mn

C. Al, Zn, Pb, Sn

D. Al, C, W, Ti, Ni

Câu 4: Trong các phương pháp đúc sau, phương pháp nào khuôn chỉ được sử dụng một lần:

A. Đúc khuôn cát 

B. Đúc khuôn kim loại

C. Đúc áp lực

D. Đúc ly tâm

Câu 5: Khuôn dùng trong đúc mẫu chảy là dạng khuôn:

A. Vĩnh cửu

B. Một lần

C. Nhiều lần

D. Cả A, B, C

Câu 6: Để đúc các chi tiết đúc có kích thước lớn, người ta thường dùng phương pháp đúc:

A. Đúc trong khuôn kim loại  

B. Đúc khuôn cát

C. Đúc ly tâm

D. Đúc áp lực

Câu 7: Dao cắt tốc độ cao, có tính cứng nóng từ 900 – 10000C được làm từ vật liệu nào:

A. Thép cacbon dụng cụ

B. Thép hợp kim dụng cụ

C. Thép gió

D. Hợp kim cứng hai các bit

Câu 8: Các thông số cơ bản của một quá trình nhiệt luyện bao gồm:

A. Điểm tới hạn của kim loại và hợp kim

B. Tốc độ nung, nhiệt độ nung

C. Tốc độ nung, thời gian giữ nhiệt, tốc độ làm nguội

D. Tốc độ nung, nhiệt độ nung, thời gian giữ nhiệt, tốc độ làm nguội

Câu 9: Hợp kim cứng được chế tạo theo phương pháp nào:

A. Hàn

B. Gia công đúc

C. Gia công áp lực

D. Luyện kim bột

Câu 10: Thiên tích là:

A. Sự tích tụ không đồng đều của vật đúc khi kết tinh

B. Sự không đồng nhất về tổ chức của vật đúc khi kết tinh

C. Sự không đồng nhất về thành phần hóa học và tổ chức khi kết tinh

D. Sự đồng nhất về thành phần hóa học của vật đúc khi kết tinh

Câu 11: Mục đích chính của quá trình ram thép:

A. Khử một phần ứng suất sinh ra khi tôi, do đó độ cứng cũng giảm đi một phần

B. Tăng độ cứng của quá trình tôi thép nhờ đó sản phẩm có độ cứng cao, cơ tính tốt

C. Tăng độ dẻo cho sản phẩm nhờ vậy tăng độ bền

D. Cả B và C đều đúng

Câu 12: Khuôn kéo được cấu tạo gồm 4 phần đó là những phần nào?

A. Phần vuốt nhỏ, phần làm trơn, phần vuốt nhẵn, phần thoát.

B. Phần vuốt thô, phần làm trơn, phần vuốt tinh, phần thoát.

C. Phần làm trơn, phần vuốt thẳng, phần vuốt nhỏ, phần thoát.

D. Phần vuốt nhỏ, phần vuốt tinh, phần làm trơn, phần thoát.

Câu 13: Trạng thái hàn là trạng thái gì?

A. Chảy hoặc dẻo

B. Rắn hoặc lỏng

C. Chảy và lỏng

D. Mềm và dẻo

Câu 14: Hàn điện tiếp xúc có ba phương pháp hàn chủ yếu là?

A. Hàn đối đầu, hàn điểm, hàn đường.

B. Hàn đối đầu, hàn chồng, hàn chữ T.

C. Hàn chồng, hàn điểm, hàn đường.

D. Hàn chồng, hàn điểm, hàn chữ T.

Câu 15: Căn cứ vào trạng thái kim loại mối hàn khi tiến hành nung nóng, người ta chia hàn ra làm những nhóm nào?

A. Hàn nóng chảy, hàn áp lực.

B. Hàn điện, hàn hồ quang.

C. Hàn điểm, hàn giáp mối.

D. Hàn điểm, hàn đường.

Câu 16: Công dụng của mác vật liệu CCT38?

A. Dùng chế tạo các chi tiết máy chịu tải cao như bánh răng, trục vít…

B. Dùng trong xây dựng, giao thông, chế tạo các chi tiết máy chịu tải nhỏ.

C. Dùng chế tạo các dụng cụ như đục, dũa…

D. Dùng chế tạo những chi tiết cần độ đàn hồi cao như lò xo. 

Câu 17: Thép nào chịu mài mòn tốt nhất?

A. CD90.

B. CD130. 

C. CD80.

D. CD70.

Câu 18: Mác thép nào chịu mài mòn tốt nhất?

A. 20CrNi2Mo

B. 20CrNi.

C. 40Cr.

D. 18CrMnTi.

Câu 19: 12Cr17 chống ăn mòn tốt là do?

A. Hàm lượng C cao.

B. Hàm lượng Cr cao.

C. Tỉ số %Cr, %C nhỏ.

D. Hàm lượng S thấp.

Câu 20: Cho mác vật liệu GX12-28, tìm phương án sai trong các phương án sau?

A. 28 là số chỉ giới hạn bền uốn.

B. 28 là số chỉ độ giãn dài tương đối.

C. GX là ký hiệu gang xám. 

D. 12 là số chỉ giới hạn bền kéo

Câu 22: Công dụng của mác vật liệu C45:

A. Dùng chế tạo các chi tiết máy chịu tải cao như bánh răng, trục vít..

B. Làm dụng cụ cầm tay (đục, búa, dũa…).

C. Dùng chủ yếu trong xây dựng, giao thông (cầu, nhà, khung,…).

D. Dùng chế tạo các dao cắt kim loại ở tốc độ cao.

Câu 23: Các nguyên tử sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian được gọi là gì?

A. Hình dáng mạng nguyên tử.

B. Cấu tạo mạng tinh thể.

C. Mạng tinh thể. 

D. Ô cơ sở.

Câu 24: Trong các phương án về ảnh hưởng của cacbon tới tính chất của thép, phương án nào sau đây không đúng?

A. Tăng C thì độ dẻo giảm.

B. C càng nhiều thép càng giòn.

C. Tăng C thì độ bền tăng. 

D. C càng nhiều thì độ cứng càng cao.

Câu 25: Trong các phát biểu sau về đặc điểm của các phương pháp gia công bằng nhiệt luyện, phát biểu nào là sai?

A. Hình dạng và kích thước không thay đổi hoặc thay đổi rất ít ngoài ý muốn. 

B. Kết quả của nhiệt luyện được đánh giá bằng biến đổi tổ chức tế vi và cơ tính. 

C. Nhiệt độ nung, thời gian giữ nhiệt, tốc độ nguội là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhiệt luyện.

D. Nhiệt luyện chỉ áp dụng được cho thép và gang. 

Câu 26: Thế nào là hợp kim?

A. Là vật thể được tạo bằng cách nấu chảy hai hoặc nhiều kim loại. 

B. Là hợp chất giữa nhiều nguyên tố kim loại. 

C. Là hợp chất giữa kim loại và á kim.

D. Là vật thể có chứa nhiều nguyên tố và mang tính chất kim loại. 

Câu 27: Các nhóm vật liệu chính sử dụng rộng rãi trong công nghiệp là:

A. Vật liệu kim loại và vật liệu polyme.

B. Vật liệu ceramic, polyme và compozit.

C. Vật liệu kim loại và ceramic. 

D. Vật liệu kim loại và ceramic, polyme, compozit.

Câu 28: Các kiểu mạng tinh thể thường gặp trong vật liệu kim loại là:

A. Lập phương diện tâm, lục giác xếp chặt, lập phương đơn giản.

B. Lập phương thể tâm, lập phương diện tâm, lập phương phức tạp. 

C. Lập phương thể tâm, lập phương diện tâm, lục giác xế chặt. 

D. Lập phương diện tâm, lục giác xếp chặt và lập phương phức tạp.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 11 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên