Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế - Phần 22

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế - Phần 22

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 86 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế - Phần 22. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kinh tế thương mại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Hiệp ước nào quyết định sự sa đời của IMF?

A. Berlin

B. Jamaica

C. Breton Wood

D. Wasington

Câu 2: Theo điều lệ IMF có nhiệm vụ gì?

A. Thúc đẩy hợp tác giữa các nước hội viện

B. Duy trì sức mua các đồng tiền, tránh phá giá tiền tệ

C. Thiết lập chế độ thanh toán đa biên và cho các hội viên vay

D. Tất cả các nhiệm vụ trên

Câu 3: Tỷ giá cố định dựa trên USD quy định như thế nào?

A. Tỷ giá 1,2 USD = 1 SRD nếu tỷ giá đó thay đổi Mỹ sẽ can thiệp bằng USD

B. Quy định tỷ giá cố định giữa USD và đồng  tiền giữa các nước thành viên

C. Tất cả các nước thành viên phải quy định hàm lượng vàng  cho đồng tiền của mình

D. Quy định 35 USD/ 1 ounce vàng. Nếu tỷ giá đó thay đổi, Mỹ và các nước thành viên sẽ dùng vàng để can thiệp

Câu 4: IMF quy định duy trì chế độ tỷ giá dựa trên chế độ nào?

A. Bản vị vàng

B. Bản vị tất cả các đồng tiền của các nước hội viên

C. Tỷ giá cố định dựa trên chế độ bản vị USD

D. Tỷ giá dựa trên đồng tiền SDR của IMF

Câu 5: Các hội viên của IMF góp quỹ như thế nào?

A. Đóng góp tuỳ theo khả năng của mỗi nước nhưng góp bằng vàng

B. Tuỳ khả năng nhưng góp 50% bằng vàng còn lại bằng bản tệ

C. Tuỳ khả năng nhưng góp 25% bằng vàng, 75% bằng bản tệ

D. Ấn định các nước phải góp bằng nhau trong đó 10% bằng vàng, 90% bằng bản tệ

Câu 6: Phần góp vốn của từng hội viên  IMF quyết định vấn đề gì  quan trọng nhất cho hội viên:

A. Quyền ứng cử, bầu cử

B. Quyền quyết định và quyền vay vốn của hội viên

C. Quyền thanh toán quốc tế

D. Quyền quyết định chính sách hoạt động của IMF

Câu 7: Tại sao Mỹ quyết định hầu hết các hoạt động của IMF Vì đồng USD mạnh:

A. Mỹ là chủ tịch IMF

B. Trụ sở IMF đóng ở Mỹ

C. Mỹ góp vốn lớn nhất

Câu 8: IMF đã có những biện pháp gì để duy trì chế độ tỷ giá cố định dựa trên cơ sở USD?

A. Các nước họi viên phải có chế độ quản lý ngoại hối thật chặt chẽ

B. Các nước hội viên phải xoá bỏ chế độ quản lý ngoại hối

C. Các nước hội viên phải quy định hàm lượng  vàng cho đồng tiền của mình  và phải can thiệp khi tỷ giá vượt biên độ (+ hoặc –  1%)

D. Các nước hội viên phải can thiệp bằng vàng khi USD vượt quá mức 35 USD/ 1 ounce vàng

Câu 9: Hệ thồng Bretton Wood nhằm mục đích nào là chủ yếu để thực hiện cho thanh toán quốc tế?

A. Củng cố dịa vị đồng Dollar Mỹ

B. Khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán của châu âu sau chiến tranh thế giới thứ 2

C. Đưa ra đồng tiền thanh toán quốc tế khắc phục tình trạng bế tắc trong thanh toán sau khi chế độ bản vị vàng sụp đổ

D. Ổn định tiền tệ của tất cả các nước trên cơ sở các nước phải quy định hàm lượng vàng trong đồng tiền của nước mình

Câu 10: Tại sao chế độ tỷ giá cố định dựa trên USD sụp đổ?

A. Vì vàng khan hiếm và lên giá liên tục

B. Vì các nước thành viên không thực hiện

C. Vì USD mất giá liên tục

D. Vì Mỹ tuyên bố USD không  đổi được ra vàng

Câu 11: Tại sao phải thực hiện thanh toán quốc tế?

A. Vì còn sản xuất và lưu thông  hàng hoá

B. Vì còn lưu thông hàng hoá và lưu thông  tiền tệ

C. Vì các quốc gia có chế độ tiền tệ khác nhau

D. Vì các quan hệ kinh tế – xã hội giữa các nước phải thanh toán bằng tiền

Câu 12: Ngoại hối là gì?

A. Là ngoại tệ tức tiền nước ngoài

B. Là ngoại tệ và nội tệ có thể thanh toán chuyển đổi với nhau

C. Là ngoại tệ mạnh và vàng

D. Là ngoại tệ, vàng và các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ

Câu 13: Thị  trường nào được coi là trung tâm của thị trường ngoại hối?

A. Thị trường chứng khoán, nơi mua bán các chứng khoán bằng ngoại tệ

B. Thị trường tiền tệ London nước Anh

C. Nơi giao dịch giữa các ngân hàng thương mại và các công ty xuất nhập khẩu có ngoại tệ

D. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Câu 14: Tính chất nào của thị trường ngoại hối thể hiện phạm vi và tầm cở của nó?

A. Tính chất không nhất thiết phải tập trung

B. Tính chất hoạt động rộng lớn của các ngân hàng thương mại

C. Tính chất quốc tế và tính chất liên tục 24/24

D. Tính chất và bản chất chức năng của các đồng tiền

Câu 15: Chức năng nào của thị trường ngoại hối là đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp:

A. Chức năng phục vụ luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế

B. Chức năng đáp ứng việc mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế

C. Cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu chi ngoại tệ do xuất nhập khẩu

D. Thông qua thị trường ngoại hối để xác định giá trị đồng tiền trong nước

Câu 16: Căn cứ vào hình thức tổ chức người ta chia thị trường ngoại hối thành những thị trường nào?

A. Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp

B. Thị trường giao ngay, thị trường có kỳ hạn

C. Thị trường có tổ chức, thị trường không có tổ chức

D. Thị trường hoán đổi và thị trường  quyền chọn

Câu 17: Các doanh nghiệp tham gia thị trường kỳ hạn nhằm mục đích gì?

A. Kiếm lợi nhuận về chênh lệnh tỷ giá

B. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

C. Để bảo hiểm rủi ro tỷ giá và hạn chế ảnh hưởng của lãi suất

D. Được mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu

Câu 18: Các nhà môi giới tham gia thị trường hối đoái nhàm mục đích gì?

A. Được mua bán ngoại tệ phục vụ kinh doanh

B. Đầu cơ ngoại tệ do thay đổi tỷ giá

C. Làm trung gian trong các giao dịch hưởng hoa hồng

D. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá kiếm lời

Câu 19: Các nhà đầu cơ khi tham gia thị trường hối đoái họ phải tính toán vấn đề gì?

A. Tính toán tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn

B. Tính toán chênh lệch tỷ giá nội tệ, ngoại tệ

C. Tính toán chênh lệch tỷ giá giữa các đồng tiền

D. Dự đoán xu hướng thị trường thật chính xác thì mới có lời

Câu 20: Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh người ta chia thị trường ngoại hối thành những thị trường nào?

A. Thị trường có tổ chức và thị trường  không  tổ chức

B. Thị trường tiền mặt và thị trường, chuyển khoản

C. Thị trường có tổ chức, không tổ chức, tìên mặt, chuyển khoản, giao ngay, quyền chọn, hoán đổi

D. Thị trường tiền mặt, giao ngay,kỳ hạn, giao sau, hoán đổi, quyền chọn

Câu 21: Ngân hàng trung ương tham gia thị trường hối đoái nhằm mục đích gì?

A. Tham gia kinh doanh ngoại tệ, kiếm lợi nhuận

B. Tích luỹ ngoại tệ cho nhà nước, tăng dự trữ ngoại tệ để ổn định tiền tệ

C. Tổ chức điều hành, kiểm soát, can thiệp ổn định thị trường, thực hiện chính sách tiền tệ

D. Kiểm soát, can thiệp, ổn định tỷ giá và cuối cùng là thu lợi nhuận

Câu 22: Các doanh nghiệp tham gia thị trường hối đoái giao ngay nhằm mục đích gì?

A. Kiếm lợi nhuận vì chênh  lệch tỷ giá

B. Đầu cơ ngoại tệ thu lợi nhuận khi tỷ giá tăng

C. Thực hiện chính sách tiền tệ

D. Chuyển  đổi ngoại tệ để thanh toán xuất nhập khẩu

Câu 23: Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường ngoại hối nhằm mục đích gì?

A. Phục vụ các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ

B. Thay mặt NH quốc gia, ổn định tỷ giá, thực hiện chính sách tiền tệ

C. Kinh doanh ngoại hối, kiếm lời

D. Phục vụ cho toàn xã hội và nhu cầu ngoại tệ

Câu 24: Trạng thái ngoại tệ là gì?

A. Là tổng số ngoại tệ có trong kho NHTM Là tổng số ngoại tệ có trong kho NHTW

B. Là chênh lệch giữa Tài sản có và Tài sản nợ từng loại ngoại tệ

C. Là chênh lệnh giữa cho vay ngoại tệ và huy động tiền gửi ngoại tệ

Câu 25: Trạng thái ngoại tệ ròng là?

A. Tổng số mua vào của một loại ngoại tệ

B. Tổng số bán ra của một loại ngoại tệ

C. Số dư luỹ kế của một loại ngoại tệ

D. Chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra một loại ngoại tệ

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thanh toán Quốc tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên