Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị Marketing - Phần 10. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Quản trị marketing. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
25/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
19 Lần thi
Câu 1: Phương pháp định giá bán bằng cách cộng lời vào chi phí thường phù hợp với doanh nghiệp:
A. Có biến phí lớn
B. Có định phí lớn
C. Phù hợp với doanh nghiệp quy mô lớn
D. Phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ
Câu 2: Phân tích cơ hội (O) và mối đe dọa (T) của doanh nghiệp là hoạt động có được từ:=
A. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài
B. Phân tích môi trường vi mô
C. Phân tích môi trường vĩ mô
D. Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
Câu 3: Đâu không phải là chu kỳ sống của sản phẩm:
A. Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm
B. Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm
C. Giai đoạn tung SP ra thị trường
D. Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm; Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chiến lược hớt váng chớp nhoáng:
A. Phù hợp với thị trường lớn
B. Phù hợp với thị trường nhỏ
C. Phần lớn thị trường tiềm ẩn chưa biết đến sản phẩm
D. Nhu cầu sản phẩm rất cao
Câu 5: Câu nào dưới đây mô tả đúng nhất vai trò của marketing trong một doanh nghiệp:
A. Marketing có chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường
B. Marketing có nhiệm vụ tiếp thị, chào bán để cố gắng tiêu thụ các sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất
C. Marketing là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các tổ chức kinh doanh.
D. Marketing có nhiệu vụ đem về lợi nhuận cao nhất cho Doanh nghiệp
Câu 6: Là cách thức tiến hành phù hợp với yêu cầu của các bên chủ thể kinh doanh quốc tế. Với bên bán thường là các công ty TNCs hay MNCs sau một thời gian sở hữu và sử dụng sản phẩm trí tuệ họ cần khai thác chúng triệt để hơn, nhanh hơn, thực hiện các cách thức này họ có điều kiện đầu tư đổi mới kịp thời sản phẩm trí tuệ, khác nâng cao được vị thế cạnh tranh, tiếp cận công nghệ mới bên mua, thường là công ty quốc gia vừa và nhỏ, họ đi sâu về công nghệ lại thích hợp với chi phí thấp, trình độ quản lý không cao, nên họ rất ưa chuộng. Ngoài ra còn hạn chế rủi ro cho người bán và giảm bớt hàng giả trên thị trường người mua. Trên đây là lợi thế của phương thức thâm nhập thị trường nào sau đây:
A. Xuất khẩu
B. Cấp giấy phép (Licensing)
C. Nhượng quyền thương mại (Franchising)
D. Đầu tư 100% vốn
Câu 7: Phương án nào thích hợp cho định nghĩa sau đây: “Tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trọng trong tâm trí khách hàng so với mặt hàng cạnh tranh” hoặc “Là những nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng để đi vào nhận thức của khách hàng”.
A. Quảng cáo sản phẩm
B. Quảng bá sản phẩm
C. Định vị sản phẩm
D. Xúc tiến sản phẩm
Câu 8: Người tiêu dùng đánh giá một sản phẩm thường họ cân nhắc nhiều thông số của sản phẩm. Khi định vị sản phẩm công ty thường lựa chọn các thông số nào sau đây:
A. Hình dáng - kiểu mốt
B. Bao gói - nhãn hiệu
C. Dịch vụ trước, trong, sau bán
D. Chất lượng (lòng tin) - giá cả
Câu 9: Một hợp đồng sử dụng giấy phép được hình thành giữa hai công ty muốn trao đổi tài sản vô hình với nhau, trong đó cho phép mỗi công ty được sử dụng công nghệ của công ty kia trong việc sản xuất hàng hóa của mình. Nhờ vậy mà có thể giảm bớt chi phí trong R&D. Nếu giá trị sản tài sản vô hình không tương đương nhau, bên nào giá trị thấp phải trả thêm tiền cho bên có giá trị công nghệ cao. Đây thuộc loại:
A. Giấy phép thông thường
B. Giấy phép chéo
C. Giấy phép độc quyền
D. Giấy phép chung
Câu 10: Một công ty thực hiện xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài, người ta gọi đó là công ty đã thực hiện Marketing ở nước ngoài, đồng thời Marketing ở nước ngoài là kết quả phát triển thị trường quốc tế của công ty nên còn gọi là marketing quốc tế. Trên thế giới marketing được thể hiện ở hai góc độ nào sau đây:
A. Marketing xuất khẩu và Marketing xuyên quốc gia
B. Marketing địa phương và Marketing quốc gia
C. Marketing ở nước ngoài hay marketing quốc tế và Marketing đa quốc gia hay marketing toàn cầu
D. Marketing xuyên quốc gia và Marketing toàn cầu
Câu 11: Hình thức này sẽ hạn chế hoạt động của công ty quốc tế trong tương lai do bên mua sản xuất ra các sản phẩm không đáp ứng mong đợi của bên bán vì thế khó được thực hiện sản phẩm toàn cầu. Do đó việc xúc tiến một sản phẩm toàn cầu về sau sẽ rất tốn kém và mất thời gian để thay đổi quan niệm không đúng của người mua sản phẩm trên các thị trường có giấy phép sử dụng khác nhau. Có trường hợp công ty mua giấy phép lập cơ may có sản phẩm tốt lại cạnh tranh với công ty mẹ. Đây là nhược điểm của phương thức nào của xâm nhập thị trường quốc tế sau:
A. Xuất khẩu
B. Cấp giấy phép (Licensing)
C. Nhượng quyền thương mại (Franchising)
D. Đầu tư 100% vốn
Câu 12: Một công ty có khả năng lựa chọn xuất khẩu thông qua hãng xuất khẩu trong nước, xuất khẩu thông qua đại lý xuất khẩu, xuất khẩu thông qua hiệp hội xuất khẩu, xuất khẩu thông qua việc sử dụng kênh phân phối của người thứ ba đã tồn tại để tiêu thụ sản phẩm của họ. Hình thức xuất khẩu trên thuộc:
A. Xuất khẩu gián tiếp
B. Xuất khẩu qua đổi hàng
C. Xuất khẩu trực tiếp
D. Xuất khẩu tại chỗ
Câu 13: Để định vị sản phẩm của một công ty, công ty cần nghiên cứu đánh giá hành vi và thái độ của người mua đối với sản phẩm của mình. Một công ty đa quốc gia tiến hành định vị sản phẩm cần lựa chọn phương án nào sau đây:
A. Nghiên cứu một tập khách hàng ở một nước căn cứ vào đây định vị cho mọi quốc gia có thị trường của công ty
B. Nghiên cứu tập khách hàng của hai nước sau đó tập hợp dữ liệu định vị cho tất cả các quốc gia công ty có thị trường
C. Nghiên cứu 1 tập khách hàng của 50% số nước công ty có thị trường
D. Mỗi quốc gia có một nghiên cứu riêng và quyết định định vị riêng
Câu 14: Xác định rõ các vấn đề đặt ra trước khi nghiên cứu, bắt đầu nghiên cứu từ văn phòng, xác định thông tin có thể có ở nước ngoài, biết rõ nơi cần nghiên cứu, không nên hoàn toàn tin tưởng rằng các công ty nhận được là đồng nhất và chính xác. Đây thuộc về:
A. Nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu thị trường quốc tế
B. Nội dung nghiên cứu thị trường quốc tế
C. Các chú ý trong nghiên cứu thị trường quốc tế
D. Các bước trong nghiên cứu thị trường quốc tế
Câu 15: Giả sử một công ty quốc tế Việt Nam ở Lào tung ra thị trường nào một sản phẩm mới độc quyền, sản phẩm sử dụng có thể thay thế thuộc nhu cầu mềm. Sử dụng chính sách giá nào sau đây:
A. Chính sách giá cao theo kiểu bắt chẹt
B. Chính sách giá cao tự khẳng định
C. Chính sách giá thị trường
D. Chính sách giá thấp
Câu 16: Là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài trong đó người cấp giấy phép là công ty mẹ (TNCs hay MNCs), người được cấp giấy phép là công ty con ở nước ngoài. Công ty mẹ cung cấp cho một công ty khác (đại lý đặc quyền kinh tiêu) một tài sản vô hình cùng với hỗ trợ trong thời gian dài để đổi lại nhà sản xuất độc quyền (công ty mẹ) thường nhận được tiền thù lao, đó là một khoản phí cố định được trả trước và tiền kỳ vụ hoặc cả hai. Hợp đồng giấy phép thường là ở các ngành công nghiệp chế biến còn ở đây là ngành công nghiệp dịch vụ như: bán lẻ xe hơi, giải trí, khách sạn, nhà hàng. Đại lý độc quyền đòi hỏi phải đáp ứng được chị dẫn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, các nhiệm vụ quản lý hàng ngày, các hoạt động marketing quảng cáo. Nói chung đây là phương thức phát triển cao của Licensing. Đây thuộc phương thức nào sau đây:
A. Xuất khẩu
B. Cấp giấy phép (Licensing)
C. Nhượng quyền thương mại (Franchising)
D. Đầu tư 100% vốn
Câu 17: Giả sử ta lấy mẫu 100 sinh viên trong tổng số 8000 sinh viên có danh sách sẵn trong máy tính của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để tìm hiểu nhu cầu dùng nước giải khát của họ. Trong mẫu này ta đảm bảo mỗi phần tử trong đám đông có cùng một cơ hội được chọn vào mẫu với xác suất như sau. Cách lấy mẫu này thuộc:
A. Lấy mẫu ngẫu nhiên có phân lớp
B. Lấy mẫu ngẫu nhiên không phân lớp
C. Lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống
D. Lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện
Câu 18: Một thông điệp quảng cáo của hãng đa quốc gia sẽ được triển khai tại các công ty chi nhánh ở các nước theo phương án nào sau đây:
A. Thực hiện tiêu chuẩn hóa nội dung quảng cáo cho mọi thị trường ở mọi quốc gia
B. Soạn thảo thông điệp cho từng thị trường của từng quốc gia
C. Cho phép từng quốc gia soạn thảo thông điệp quảng cáo
D. Dựa vào nội dung đã tiêu chuẩn hóa để từng chi nhánh biên soạn và dịch ra tiếng địa phương để quảng cáo
Câu 19: Hàng Lottle (Hàn Quốc) muốn tung ra thị trường Hà Nội loại bút bi có chất lượng cao. Tương đương chất bút bi chất lượng cao của Việt Nam. Nếu em là chuyên gia Marketing làm việc cho hãng Lottle em sử dụng phương án đặt giá nào sau đây:
A. Định giá thị trường ngay từ đầu
B. Định giá cao ngay từ đầu
C. Định giá thấp một thời gian khi người mua cảm thấy buốt có chất lượng cao sẽ trị giá bán cao
D. Bán giá thấp ngay từ đầu
Câu 20: Giá cả hàng hóa trên thị trường được niêm yết theo con số lẻ 1,99 USD là đối với hàng hóa nào sau đây:
A. Hàng tiêu dùng hàng ngày, giá thấp
B. Hàng hiệu
C. Hàng tiêu dùng có giá trị cao, lâu dài
D. Hàng tư liệu sản xuất
Câu 21: Nội dung cơ bản của một chính sách marketing quốc tế bao gồm các quyết định sau: + Các tuyến (chiều dài) sản phẩm bao gồm các nhóm sản phẩm có quan hệ với nhau bởi các đặc điểm chung và được bán cho các nhóm khách hàng giống nhau. các tuyến sản phẩm có thể được mở rộng để thỏa mãn nhu cầu thị trường đặc biệt nước ngoài hay các khe hở thị trường + Nên sử dụng sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa cho tất cả các thị trường quốc tế hay làm thích nghi sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu đặc thù của từng Quốc gia hay từng đoạn thị trường. + Duy trì Sản phẩm hiện có nghĩa là phải xã đảm bảo rằng chúng vẫn được tiêu thụ tốt trên các thị trường các nước. + Có nhãn hiệu sản phẩm cho các thị trường quốc tế + Đảm bảo việc đóng gói và gắn nhãn cho các sản phẩm. Đây thuộc nội dung chính sách nào của công ty quốc tế:
A. Chính sách sản phẩm Quốc tế
B. Chính sách giá quốc tế
C. Chính sách phân phối quốc tế
D. Chính sách xúc tiến marketing quốc tế
Câu 22: Có trường hợp hai công ty rất muốn hợp tác với nhau nhưng không muốn thành lập một công ty liên doanh. Để đạt được mục tiêu của mỗi bên, trong thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào mục tiêu. Công ty này có thể hợp tác với công ty kia, nhà phân phối hoặc khách hàng của công ty kia. Biểu hiện của sự hợp tác này là mỗi bên sẽ mua lại cổ phần của bên kia. Như vậy là các bên đều có lợi ích trực tiếp gắn liền với kết quả hoạt động trong tương lai của đối tác kia. Đây là phương thức thâm nhập thị trường quốc tế nào sau đây:
A. Chi nhánh sở hữu toàn bộ
B. Liên doanh
C. Liên doanh mua lại
D. Liên minh chiến lược
Câu 23: Hiểu biết chung về thị trường mục tiêu mới làm rõ tầm quan trọng của những thích ứng cần thực hiện về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến marketing để tối ưu hóa các hoạt động thương mại trên thị trường hiện tại. Đây thuộc về:
A. Nguyên tắc nghiên cứu thị trường quốc tế
B. Nội dung nghiên cứu thị trường quốc tế
C. Mục tiêu nghiên cứu thị trường quốc tế
D. Các chú ý trong nghiên cứu thị trường quốc tế
Câu 24: Khi một công ty sản xuất ra sản phẩm có nhiều công ty cần mua, lúc này xuất hiện một liên doanh giữa các nhà sản xuất (liên doanh ngược dòng) với nhà bán lẻ (liên doanh xuôi dòng). Ví dụ một nhà sản xuất thể thao có thể liên kết với nhà bán lẻ các hàng hóa thể thao để thành lập một công ty phân phối nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi bên. Đây là phương thức liên doanh:
A. Liên doanh hội nhập phía trước
B. Liên doanh hội nhập phía sau
C. Liên doanh mua lại
D. Liên doanh đa giai đoạn
Câu 25: Một công ty có năng suất quy mô tối thiểu. Nếu nâng quy mô tối đa sẽ đem lại lợi thế quy mô nhưng một công ty không có ai làm được điều đó. Hai công ty hợp lại nâng quy mô lên tối đa để tạo lợi thế quy mô và hai bên đều mua sản phẩm của công ty này để có lợi thế quy mô. Đây là hình thức liên doanh:
A. Liên doanh hội nhập phía trước
B. Liên doanh hội nhập phía sau
C. Liên doanh mua lại
D. Liên doanh đa giai đoạn
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị Marketing có đáp án Xem thêm...
- 19 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận