Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế - Phần 16

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế - Phần 16

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 152 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế - Phần 16. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 4: Người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì:

A. Không được gia hạn nộp thuế.

B. Được gia hạn một phần tiền thuế phải nộp.

C. Được gia hạn toàn bộ tiền thuế phải nộp.

D. Cả 3 trường hợp trên đều đúng.

Câu 5: Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, người nộp thuế có bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ.

A. Phạt 50% số tiền thuế nợ

B. 70% số tiền thuế nợ.

C. 100% số tiền thuế nợ.

D. Không bị phạt chậm nộp tính trên số tiền thuế nợ.

Câu 6: Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp thuế quy định phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp hồ sơ bao gồm:

A. Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp.

B. Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế.

C. Báo cáo số tiền thuế phải nộp phát sinh và số tiền thuế nợ.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 7: Người nộp thuế sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợ tiền thuế, tiền phạt khi:

A. Nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo qui định.

B. Nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp thuế.

C. Nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 8: Quyết định hành chính thuế bị cưỡng chế thi hành bao gồm:

A. Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt; Thông báo ấn định thuế;

B. Quyết định xử phạt hành chính về thuế;

C. Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuế; Quyết định về bồi thường thiệt hại; Quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 9: Những tài sản nào dưới đây không được kê biên để thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên?

A. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ;

B. Công cụ lao động; Nhà ở, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ; đồ dùng thờ cúng ; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen;

C. Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 10: Việc cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi nào?

A. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

B. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế;

C. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

D. Khi có Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Câu 11: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong thời hạn nào?

A. 5 ngày làm việc;

B. 5 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế.

C. 5 ngày kể cả ngày lễ, ngày nghỉ;

D. 5 ngày làm việc sau khi ban hành Quyết định cưỡng chế.

Câu 12: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực trong thời hạn nào dưới đây?

A. Trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày ra quyết định

B. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

C. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gửi quyết định.

D. Trong thời hạn 100 ngày.

Câu 13: Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế nào dưới đây?

A. Đối tượng bị cưỡng chế là doanh nghiệp.

B. Đối tượng bị cưỡng chế là cá nhân.

C. Đối tượng bị cưỡng chế là tổ chức.

D. Đối tượng bị cưỡng chế là cơ quan chi trả tiền lương và thu nhập.

Câu 14: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các phương án nào dưới đây?

A. Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ đơn vị người ra quyết định; Họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

B. Lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Thời gian, địa điểm thực hiện; Cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

C. Cơ quan có trách nhiệm phối hợp; Chữ k. của người ra quyết định; Dấu của cơ quan ra quyết định.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 15: Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực khi nào?

A. Khi người nộp thuế cam kết sẽ nộp thuế.

B. Khi có bảo lãnh của Ngân hàng, tổ chức tín dụng.

C. Khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 17: Theo quy định tại Luật Quản lý thuế thì các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm:

A. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.

B. Doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ liên tục ba (03) năm trở lên không có khả năng thực hiện các khoản thanh toán tiền thuế, tiền phạt theo qui định của pháp luật về thuế.

C. Doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục để được tòa án tuyên bố phá sản và không có khả năng thực hiện các khoản thanh toán tiền thuế, tiền phạt theo qui định của pháp luật về thuế.

D. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa.

Câu 18: Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm:

A. Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt của cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;

B. Tờ khai quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;

C. Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 19: Thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định tại Luật Quản lý thuế:

A. Bộ trưởng Bộ Tài chính;

B. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

C. Cục trưởng Cục Thuế;

D. Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

Câu 20: Ai là người có trách nhiệm tổng hợp số tiền thuế, tiền phạt đă được xoá nợ hàng năm khi Chính phủ tŕnh Quốc hội phê chuẩn Tổng quyết toán ngân sách nhà nước:

A. Bộ trưởng Bộ Tài chính;

B. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

C. Cục trưởng Cục Thuế;

D. Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

Câu 21: Theo quy định tại Luật Quản lý thuế th́ cơ quan nào lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt:

A. Bộ Tài chính;

B. Tổng cục Thuế;

C. Cục Thuế;

D. Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp;

Câu 24: Các trường hợp nào sau đây được Cơ quan thuế tiến hành thanh tra thuế:

A. Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng.

B. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

C. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

D. Cả 3 trường hợp trên.

Câu 26: Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế:

A. 3 nguyên tắc

B. 5 nguyên tắc

C. 7 nguyên tắc

Câu 27: Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn thanh tra thuế:

A. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra thuế.

B. Kiến nghị xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế.

C. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra thuế.

D. Cả 3 nội dung nêu trên

Câu 28: Cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp nào?

A. Người nộp thuế có đơn đề nghị hoãn thời gian kiểm tra.

B. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp.

C. Tất cả đều đúng

Câu 29: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp nào sau đây:

A. Người nộp thuế không nộp đủ số thuế phải nộp theo thông báo của cơ quan thuế.

B. Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng.

C. Tất cả đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản lý thuế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên