Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh - Phần 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh - Phần 4

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 174 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh - Phần 4. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 1: Theo luật cạnh tranh hiện hành, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào bị cấm tuyệt đối?

A. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

B. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa tuận; Thông đồng để một hoặc cá bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

C. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận.

D. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Câu 2: Theo luật cạnh tranh hiện hành, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nào bị cấm có điều kiện (khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên)?

A. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một các trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư

B. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một các trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

C. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một các trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

D. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

Câu 3: Theo luật cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?

A. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

B. Khi doanh nghiệp có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

C. Khi doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

D. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Câu 4: Theo luật cạnh tranh hiện hành, khi nào thì nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường?

A. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan.

B. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan.

C. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc trường hợp sau: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

D. Khi cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp được nêu tại phương án A, B và C nói trên.

Câu 5: Theo luật cạnh tranh hiện hành, khi nào thì doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền?

A. Khi không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

B. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần 75% trở lên trên thị trường liên quan.

C. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần 65% trở lên trên thị trường liên quan.

D. Khi doanh nghiệp có tổng thị phần 50% trở lên trên thị trường liên quan.

Câu 6: Hai doanh nghiệp được coi có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có:

A. Tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh.

B. Tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

C. Tổng thị phần từ 50% trở lên và cùng hành động cạnh tranh ở mọi lĩnh vực.

D. Tổng thị phần từ 50% trở lên và cùng hoạt động thực hiện cạnh tranh.

Câu 7: Ba doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có:

A. Tổng thị phần từ 65% trở lên và cùng hành động nhằm chiếm lĩnh thị trường.

B. Tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh.

C. Tổng thị phần từ 65% trở lên và cùng hành động cạnh tranh ở mọi lĩnh vực.

D. Tổng thị phần từ 65% trở lên và cùng hành động thực hiện cạnh tranh.

Câu 8: Bốn doanh nghiệp được coi có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có:

A. Tổng thị phần từ 75% trở lên, cùng nhau hành động về hoạt động cạnh tranh.

B. Tổng thị phần từ 75% trở lên, cùng nhau hoạt động về gây hạn chế cạnh tranh.

C. Tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan và cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh.

D. Tổng thị phần từ 75% trở lên và cùng nhau có những hoạt động cnahj tranh không lành mạnh.

Câu 9: Đối với doanh nghiệp nhà nước có vị trí độc quyền, nhà nước sẽ kiểm soát bằng những biện pháp nào?

A. Quyết định giá mua, giá bán, số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó.

B. Quyết định số lượng sản phẩm, phạm vi thị trường của sản phẩm, từng thời gian quyết định giá mua, giá bán của sản phẩm.

C. Quyết định toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến thị trường.

D. Quyết định giá mua, giá bán của hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

Câu 10: Theo luật cạnh tranh hiện hành, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện các hành vị nào?

A. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng

B. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh

C. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp... những đối thủ cạnh tranh mới

D. Tất cả các hành vi được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên

Câu 11: Theo luật cạnh tranh hiện hành, doanh nghiệp có vị trí độc quyền bị cấm thực hiện các hành vi nào?

A. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ... công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng

B. Áp đặt điều kiện thương mai khác nhau trong giao dịch như nhau... những đối thủ cạnh tranh mới

C. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng; Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng

D. Tất cả các hành vi được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên

Câu 12: Theo luật cạnh tranh hiện hành, những trường hợp tập trung kinh tế nào thì bị cấm?

A. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật.

B. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 65% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật.

C. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 75% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật.

D. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 85% trên thị trường liên quan, trừ một số trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật.

Câu 13: Theo luật cạnh tranh hiện hành, những trường hợp tập trung kinh tế nào thì có thể được xem xét miễn trừ khỏi quy định cấm?

A. Trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.

B. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phàn phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

C. Trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

D. Tất cả các trường hợp nêu tại phương án A, B và C nói trên.

Câu 14: Theo luật cạnh tranh hiện hành, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

A. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;... Gièm pha doanh nghiệp khác.

B. Gây rối hoạt động kinh doanh... Phân biệt đối xử của hiệp hội.

C. Bán hàng đa cấp bất chính;... cạnh tranh không lành mạnh.

D. Tất cả các hành vi được nêu tại phương án trả lời A, B và C nói trên.

Câu 15: Theo luật cạnh tranh hiện hành, chỉ dẫn gây nhầm lẫn là gì?

A. Là tất cả các hành vi có thể dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng về nơi sản xuất, sản phẩm hàng hóa, tên thương mại hoặc xuất xứ hàng hóa của một chủ thể kinh doanh đối với đối thủ cạnh tranh khác.

B. Là hành vi có thể dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng về sản phẩm hàng hóa, tên thương mại hoặc xuất xứ hàng hóa của một chủ thể kinh doanh đối với đối thủ cạnh tranh khác.

C. Là hành vi có thể dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng về tên thương mại hoặc xuất xứ hàng hóa của một chủ thể kinh doanh đối với đối thủ cạnh tranh khác.

D. Là các hành vi có thể dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng về nơi sản xuất, sản phẩm hàng hóa hoặc xuất xứ hàng hóa của một chủ thể kinh doanh đối với đối thủ cạnh tranh khác.

Câu 16: Theo luật cạnh tranh hiện hành, tổ chức, các nhân kinh doanh bị cấm sử dụng các loại chỉ dẫn nào?

A. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

B. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

C. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

D. Các loại chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

Câu 17: Theo luật cạnh tranh hiện hành, hành vi lừa dối thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh là gì?

A. Là hành vi tạo ra một ấn tượng giả về các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của một đối thủ cạnh tranh

B. Là hành vi tạo ra một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ giả sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của một đối thủ cạnh tranh

C. Là hành vi tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ nhái lại sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của một đối thủ cạnh tranh

Câu 18: Theo Pháp luật cạnh tranh hiện hành, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính "Có thể thay thế cho nhau" của hàng hóa, dịch vụ:

A. Khi có hàng hóa có thể thay thế trên thị trường liên quan

B. Tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hóa dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác

C. Tỷ lệ thay đổi của giá đối với một hàng hóa dịch vụ khi có sự thay đổi về lượng của một hàng hóa, dịch vụ khác

D. Tỷ lệ thay đổi của lượng đối với một hàng hóa dịch vụ khi có sự thay đổi về chất của một hàng hóa, dịch vụ khác

Câu 19: Theo Pháp luật cạnh tranh hiện hành, mỗi phiên điều trần phải có:

A. Ít nhất hai thành viên Hội đồng cạnh tranh không phải là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tham dự.

B. Ít nhất một thành viên Hội đồng cạnh tranh không phải là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tham dự.

C. Ít nhất bốn thành viên Hội đồng cạnh tranh không phải là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tham dự.

D. Ít nhất ba thành viên Hội đồng cạnh tranh không phải là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tham dự.

Câu 20: Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo các nguyên tắc nào:

A. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tuân theo luật cạnh tranh

B. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

C. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, tuân theo quy định của pháp luật và tập quán quốc tế về cạnh tranh

D. Trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, người tiêu dùng tuân theo các quy định của luật cạnh tranh

Câu 22: Luật cạnh tranh hiện hành nước ta được áp dụng cho những cá nhân, tổ chức nào?

A. Doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

B. Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ trong mọi lĩnh vực

C. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế: Hiệp hội ngành nghề hoạt động ở VN

D. Doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, sản xuất, thương mại

Câu 23: Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, yếu tố nào sau đây không phải rào cản gia nhập thị trường?

A. Cung và cầu trên thị trường hàng hóa dịch vụ

B. Tập quán của người tiêu dùng

C. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước

D. Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu

Câu 24: Theo pháp luật cạnh tranh hiện hành, tiêu chuẩn nào sau đây không đúng đối với một thành viên hội đồng cạnh tranh?

A. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính

B. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm nghiệp vụ điều tra

C. Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao

D. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế XHCN

Câu 25: Theo luật cạnh tranh hiện hành, Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được cấu thành từ các bộ phận nào?

A. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; chi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng

B. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hóa; chi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng

C. Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; giá mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ

D. Giá mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ; chi phí lưu thông đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật cạnh tranh có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên