Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng - Phần 7

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng - Phần 7

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 412 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng - Phần 7. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 1: Sinh vật bị KST sống nhờ và phát triển trong nó được gọi là:

A. Vật chủ chính 

B. Vật chủ trung gian

C.  Vật chủ phụ 

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 2: Đặc điểm để phân biệt KST với sinh vật ăn thịt khác là:

A. KST chiếm các chất của vật chủ và gây hại cho vật chủ

B. KST chiếm các chất của vật chủ và phá huỷ tức khắc đời sống của vật chủ 

C. KST chiếm các chất của cơ thể vật chủ một cách tiệm tiến

D. Tất cả đúng

Câu 3: Những KST bằng tác hại của chúng thực thụ gây các triệu chứng bệnh cho chủ là:

A. KST gây bệnh

B. KST truyền bệnh

C. Vật chủ trung gian

D. Tất cả đúng

Câu 4: KST truyền bệnh là:

A. Những KST trung gian môi giới truyền bệnh

B. Những KST trung gian môi giới truyền bệnh và đôi khi có thể gây bệnh

C. Những KST gây bệnh

D. Tất cả đúng

Câu 5: Vật chủ chính là:

A. Những sinh vật có KST sống nhờ

B. Những sinh vật mang KST ở giai đoạn sinh sản

C. Những sinh vật mang KST ở giai đoạn sinh sản hữu giới

D. Những sinh vật mang KST hoặc ở thể trưởng thành hoặc ở giai đoạn sinh sản hữu giới

Câu 6: Giun hình ống (NEMATODA) là tên gọi để chỉ:

A. Các loại giun tròn ký sinh đường ruột

B. Các loại giun ký sinh ở người

C. Các loại giun ký sinh ở người và thú

D. Các loại giun có thân tròn và dài, ký sinh hoặc không ký sinh

Câu 7: Hệ cơ quan nào không có trong cơ thể giun hình ống

A. Tiêu hoá 

B. Tuần Hoàn

C. Thần kinh

D. Bài tiết 

Câu 8: Giun hình ống là loài:

A. Lưỡng tính vì có cơ quan sinh dục đực và cái riêng biệt trên mỗi cá thể

B. Đơn tình vì có cơ quan sinh dục đực và cái riêng biệt trên mỗi cá thể

C. Lưỡng tính vì không có con đực và cái riêng biệt

D. Không phân biệt được lưỡng tính hay đơn tính

Câu 9: Ý nghĩa của hiện tượng giun lạc chỗ trong ký chủ là:

A. Giúp chứng minh một chu trình mới của giun trong ký chủ

B. Giúp cho chẩn đoán lâm sàng tốt hơ

C. Giải thích được các định vị bất thường của giun trong chẩn đoán

D. Giúp tìm ra một biện pháp tốt trong dự phòng

Câu 10: Hiện tượng lạc chủ của giun nói lên mối quan hệ giữa

A. Người và thú

B. Người bệnh và người không bệnh

C. Người lành mang mầm bệnh với người không bệnh

D. Sự định vị bình thường của giun và cơ quan ký sinh bất thường

Câu 11: Biểu hiện rối loạn tiêu hoá của các loại giun ký sinh đường ruột là yếu tố điển hình để chẩn đoán bệnh giun đường ruột

A. Đúng vì giun ký sinh đường ruột sẽ gây nên các kích thích làm rối loạn nhu động ruột

B. Sai vì không phải tất cả các loại giun đường ruột đều gây rối loạn tiêu hoá

C. Đúng vì giun đường ruột hấp thu các chất dinh đưỡng trong ruột sẽ làm rối loạn hấp thu của ruột

D. Sai vì không chỉ có giun ký sinh đường ruột mới biểu hiện lâm sàng bằng rối loạn tiêu hoá

Câu 12: Sai vì không chỉ có giun ký sinh đường ruột mới biểu hiện lâm sàng bằng rối loạn tiêu hoá

A. Có kích thước rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường

B. có kích thước to, hình giống chiếc đũa ăn cơm

C. Hình dáng giống cây roi của người luyện võ

D. Kích thước nhỏ như cây kim may

Câu 13: Người bị nhiễm Ascaris lumbricoides khi:

A. Nuốt phải trứng giun đũa có ấu trùng giun có trong thức ăn, thức uống

B. Ấu trùng chui qua da vào máu đến ruột ký sinh

C. Ăn phải thịt heo có chứa ấu trùng còn sống

D. Muỗi hút máu truyền ấu trùng qua da

Câu 14: Một trứng Ascaris lumbricoides có mang tính chất gây nhiễm khi:

A. Trứng giun đã thụ tinh

B. Trứng giun phải còn lớp vỏ albumin bên ngoài

C. Trứng giun phải có ấu trùng đã phát triển hoàn chỉnh bên trong trứng

D. Trứng giun phải ở ngoại cảnh ít nhất trên 30 ngày

Câu 16: Bệnh do Gnasthostoma spinigerum ở người biểu hiện:

A. Bệnh cảnh do giun trưởng thành sống ở vách dạ dày

B. Bệnh cảnh do ấu trùng di chuyển dưới da và giun trưởng thành sống ở vách dạ dày

C. Bệnh cảnh do ấu trùng hoặc giun non di chuyển dưới da và trong các cơ quan nội tạng

D. Bệnh cảnh do ấu trùng di chuyển dưới da

Câu 18: Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng Ascaris lumbricoides đến phổi, biểu hiện lâm sàng là:

A. Rối loạn tiêu hoá

B. Rối loạn tuần hoàn

C. Hội chứng Loeffler

D. Hội chứng suy dinh dưỡng

Câu 19: Vật chủ phụ thứ nhất của Gnasthostoma spinigerum là:

A. Cyclops 

B. Bọ gậy Anopheles 

C. Bọ gậy Culex

D. Bọ gậy Aedes 

Câu 20: Chẩn đoán chính xác người bị nhiễm bệnh Ascaris lumbricoides bằng:

A. Dựa vào dấu hiệu rối loạn tiêu hoá

B. Biểu hiện sự tắc ruộ

C. Biểu hiện của hội chứng Loeffler

D. Xét nghiệm phân tìm thấy trứng giun đũa trong phân

Câu 21: Vật chủ phụ thứ hai của Gnasthostoma spinigerum là:

A. Cyclops

B. Ếch, cá, lươn, rắn

C. Chó, mèo, lợn

D. Người

Câu 22: Chẩn đoán xác định trên lâm sàng người bị nhiễm bệnh Ascaris lumbricoides khi:

A. Có biểu hiện rối loạn tiêu hoá

B. Có biểu hiện của tắc ruột

C. Người bệnh ói ra giun

D. Có suy dinh dưỡng ở trẻ em

Câu 23: Người bị nhiễm ấu trùng Gnasthostoma spinigerum do: 

A. Ăn rau sống

B. Uống nước chưa đun sôi 

C. Ăn cá, ếch,lươn chưa nấu chín

D. Ăn thịt bò tái

Câu 24: Các triệu chứng dầu tiên khi nhiễm ấu trùng Gnasthostoma spinigerum là: 

A. Buồn nôn, đau thượng vị hoặc hạ sườn phải, sốt

B. Táo bón, sốt 

C. Tiêu chảy, sốt 

D. Đau đầu dữ dội, nôn mữa, sốt

Câu 25: Trong phòng chống bệnh Ascaris lumbricoides , biện pháp không thực hiện là:

A. Giáo dục sử dụng hố xí hợp vệ sinh

B. Điều trị hàng loạt, đồng thời cho những người nhiễm giun

C. Ăn uống đúng vệ sinh

D. Dùng thuốc diệt giai đoạn ấu trùng trong cơ thể

Câu 26: Gnasthostoma spinigerum gây thương tổn ở vị trí nào sau đây ở người:

A. Dưới da

B. Cơ quan nội tạng: gan, phổi, não, mắt.

C. Vách dạ dày, cơ quan nội tạng 

D.  Dưới da, cơ quan nội tạng

Câu 27: Thuốc dùng để điều trị ấu trùng Gnasthostoma là:

A. Albendazole 

B. Praziquatel 

C. Piperazin 

D. Diethylcarbamazine (D.E.C)

Câu 28: Người bị nhiễm giun đũa có thể do:

A. Ăn cá gỏi

B. Ăn tôm cua sống

C. Ăn thịt lợn tái

D. Ăn rau quả tươi không sạch

Câu 29: Angiostrongylus cantonensis là:

A. Giun ký sinh ở người 

B. Sán ký sinh ở người 

C. Giun ký sinh ở chuột 

D. Sán ký sinh ở chuột

Câu 30: Đường xâm nhập của bệnh giun đũa vào cơ thể là:

A. Đường sinh dục

B. Đường hô hấp

C. Đường da, niêm mạc 

D. Đường tiêu hoá

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên