Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng - Phần 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng - Phần 3

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 351 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng - Phần 3. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

10 Lần thi

Câu 2: Môi trường nuôi cấy vi nấm Candida là:

A. Sabouraud agar

B. Sabouraud agar + Chloramphenicol

C. Sabouraud agar + Cycloheximide (Actidion)

D.  Sabouraud agar +Chloramphenicol + Cycloheximide (Actidion)

Câu 3: Đối với bệnh phẩm là chất lấy từ niêm mạc (miệng, âm đao, phế quản...) xét nghiệm trực tiếp nấm Candida là dương tính khi thấy:

A. Một vài tế bào nấm men dạng tròn, bầu dục

B. Một vài tế bào nấm men dạng nảy chồi 

C. Một vài sợi nấm 

D. Nhiều sợi tơ nấm già và tế bào hạt men

Câu 4: Để chẩn đoán vi nấm Candida đối với bệnh phẩm là niêm mạc:

A. Cần thiết phải cấy vào môi trường Sabouraud agar

B. Cần thiết phải cấy vào môi trường Sabouraud agar có kháng nấm

C. Cần thiết phải cấy vào môi trường Sabouraud agar có kháng sinh và kháng nấm

D. Không cần cấy nấm, quan sát trực tiếp bệnh phẩm quan trọng hơn cấy

Câu 5: Để chẩn đoán vi nấm Candida với bệnh phẩm là niêm mạc, không cần phải cấy nấm vì:

A. Người bình thường có thể có ít vi nấm Candida hoại sinh nên cấy không cho phép phân biệt đó là nấm bệnh hay nấm hoại sinh

B. Người bình thường luôn luôn có nhiều vi nấm Candida hoại sinh nên cấy không cho phép phân biệt đó là nấm bệnh hay nấm hoại sinh

C. Nuôi cấy nấm không mọc

D. Nuôi cấy nấm mọcü rất chậm (sau 1 tháng)

Câu 6: Đối với bệnh phẩm là mủ của một apxe chưa vỡ, kết quả xét nghiệm trực tiếp vi nấm Candida dương tính khi:

A. Có nhiều tế bào nảy chồi

B. Nhiều tế bào hạt men và sợi tơ nấm giả 

C. Nhiều tế bào hạt men, nảy chồi và sợi tơ nấm giả 

D. Chỉ cần sự có mặt của vi nấm Candida thì đã có ý nghĩa chẩn đoán dương tính

Câu 7: Để chẩn đoán vi nấm Candida đối với bệnh phẩm là máu cần:

A. Xét nghiệm trực tiếp 

B. Nuôi cấy 

C. Xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy trên môi trường Sabouraud agar + Chloramphenicol 

D. Xét nghiệm trực tiếp và nuôi cấy trên môi trường Sabouraud agar + Cycloheximide

Câu 8: Khi nuôi cấy, vi nấm Candida mọc sau:

A. 1-3 ngày

B. 4-6 ngày 

C. 7-10 ngày 

D. 11-15 ngày

Câu 9: Vi nấm Candida có thể gây bệnh:

A. Viêm nội mạc cơ tim, nhiễm trùng đường tiểu

B. Trứng tóc trắng

C. Viêm nảo - màng nảo

D. Lang ben

Câu 10: Thương tổn móng do vi nấm Candida có các đặc điểm sau:

A. Bắt đầu từ bờ tự do của móng, vi nấm gây bệnh thường là Candida tropicalis

B. Bắt đầu từ gốc móng kèm thương tổn phần da ở gốc móng. Vi nấm gây bệnh thường là Candida albicans

C. Bắt đầu từ bờ tự do của móng, kèm thương tổn phần da quanh móng, vi nấm gây bệnh là Candida albicans

D. Bắt đầu từ bờ bên của móng không kèm thương tổn của da bao quanh móng, vi nấm gây bệnh là Candida albicans

Câu 11: Viêm âm đạo - âm hộ do vi nấm Candida có triệu chứng:

A. Ngứa hoặc rát bỏng ở âm hộ, ra khí hư màu xanh có nhiều bọt 

B. Hoàn toàn không ngứa âm hộ chỉ ra khí hư màu xanh có nhiều bọt 

C. Ngứa hoặc rát bỏng ở âm hộ, ra khí hư giống sữa đông 

D. Không ngứa âm hộ, ra khí hư giống sữa đông

Câu 12: Thuốc thường dùng để rà miệng cho trẻ sơ sinh bị đẹn (tưa) là:

A. Ketoconazole 

B. Amphotericin B

C. Griseofulvin

D. Nystatin

Câu 13: Để đề phòng bệnh đẹn (tưa) cho trẻ sơ sinh:

A. Mẹ uống Nystatin trong 3 tháng cuối của thai kỳ

B. Sau khi trẻ ra đời, cho trẻ uống Clotrimazole trong vòng 7 ngày

C. Sau khi trẻ ra đời, cho trẻ uống Griseofulvin trong vòng 7 ngày 

D. Sau khi trẻ ra đời, cho trẻ uống Nystatin 100.000 đơn vị vào ngày thứ 2 và 3 

Câu 14: Để phòng bệnh viêm quanh móng - móng ở những đối tượng làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước:

A. Bôi thuốc kháng nấm tại chổ hàng ngày

B. Lau khô tay chân sau khi tiếp xúc với nước 

C. Đeo bao tay cao su, đi giày cao su 

D. Bảo hộ lao động khi làm việc tiếp xúc với nước, vệ sinh sạch sẽ tay chân và lau khô tay chân khi làm việc

Câu 21: Kích thước sán lá phổi:

A. (85 x 55) m 

B. (130 x 75) m

C. (60 x 40)

D. (55 x 35) m

Câu 22: Ngoài người, vật chủ chính của sán lá phổi có thể là:

A. Trâu, bò

B. Cừu, dê

C. Chó, mèo

D. Gà, vịt

Câu 25: Vật chủ phụ thứ II của sán lá phổi là:

A. Tôm 

B. Cua

C. Cá và tôm nước mặn

D. Tôm và cua nước ngọt

Câu 27: Trứng sán lá phổi sau khi bài xuất ra khỏi cơ thể phát triển thành ấu trùng lông khi trứng rơi vào môi trường thích hợp nào sau đây:

A. Nước ngọt (sông, ao, hồ)

B. Nước mặn (biển)

C. Nước lợ (đầm, phá)

D. Đất cát xốp có độ pH cao 

Câu 30: Người bị bệnh sán lá phổi do ăn: 

A. Rau sống 

B. Cá gỏi 

C. Nem thịt lợn 

D. Tôm, cua nướng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ký sinh trùng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 10 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên