Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy - Phần 11. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
3 Lần thi
Câu 1: Ý nghĩa của việc thiết kế quy trình công nghệ là:
A. Lập chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
B. Hướng dẫn công nghệ.
C. Lập kế hoạch sản xuất và điều hành sản xuất.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Các tài liệu cần thiết khi thiết kế quy trình công nghệ là:
A. Bản vẽ chi tiết gia công, sổ tay công nghệ, sổ tay đồ gá.
B. Bản vẽ chi tiết gia công, sản lượng hàng năm, chế độ cắt.
C. Bản vẽ chi tiết gia công, sản lượng hàng năm, sổ tay công nghệ, các tài liệu về thiết bị, máy công cụ, dụng cụ, đồ gá, chế độ cắt
D. Bản vẽ chi tiết gia công, sổ tay công nghệ, sổ tay đồ gá, bảng thiết bị, chế độ cắt.
Câu 3: Khi thiết kế quy trình công nghệ, ở bước chọn phôi, ta phải căn cứ vào các yếu tố nào?
A. Vật liệu và cơ tính của vật liệu chi tiết gia công.
B. Sản lượng hàng năm hoặc dạng sản xuất.
C. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Thiết kế quy trình công nghệ là một công việc quan trọng của khâu nào trong chu trình hình thành sản phẩm cơ khí?
A. Nghiên cứu và phát triển.
B. Chuẩn bị thiết kế.
C. Tổ chức sản xuất.
D. Chuẩn bị công nghệ cho sản xuất.
Câu 5: Chuẩn bị công nghệ cho sản xuất là cầu nối quan trọng giữa hai quá trình nào?
A. Nghiên cứu và thiết kế.
B. Thiết kế và chế tạo.
C. Nghiên cứu và chế tạo.
D. Cả a,b,c đều sai.
Câu 6: Trong thực tế sản xuất, phương hướng chọn phôi có hình dạng và kích thước gần như chi tiết hoàn chỉnh với mục đích giảm chi phí gia công chi tiết, phù hợp với dạng sản xuất nào?
A. Sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
B. Sản xuất hàng loạt.
C. Sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
D. Cả ba dạng sản xuất trên.
Câu 7: Trong thực tế sản xuất, phương hướng chọn phôi với lượng dư gia công lớn, dung sai lớn để giảm chi phí chế tạo phôi nhưng phải chịu chi phí gia công lớn, phù hợp với dạng sản xuất nào?
A. Sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
B. Sản xuất hàng loạt.
C. Sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
D. Cả ba dạng sản xuất trên.
Câu 8: Xác định trình tự gia công hợp lý thường tuân theo nguyên tắc nào?
A. Gia công các bề mặt quan trọng, gia công chuẩn định vị.
B. Gia công chuẩn tinh thống nhất, gia công các bề mặt quan trọng, gia công các bề mặt phụ.
C. Gia công chuẩn thô, gia công chuẩn tinh thống nhất, gia công các bề mặt phụ, gia công các bề mặt quan trọng.
D. Gia công các bề mặt phụ, gia công các bề mặt quan trọng.
Câu 9: Chọn máy cho từng nguyên công thường theo nguyên tắc:
A. Kích thước, phạm vi của máy phù hợp với chi tiết gia công.
B. Chọn máy phù hợp với dạng sản xuất.
C. Máy được chọn phải có độ chính xác cao.
D. Công suất của máy phải đảm bảo.
Câu 10: Thời gian gia công từng chiếc được xác định theo công thức nào? Với: t0 - Thời gian gia công cơ bản; tp - Thời gian phụ; tpv -Thời gian phục vụ; ttn - Thời gian nghỉ ngơi tự nhiên.
A. ttc = t0 + tp
B. ttc = t0 + tp + tpv
C. ttc = t0 + tp + tpv + ttn
D. ttc = t0 + tp + ttn
Câu 11: Thời gian gia công cơ bản là:
A. Thời gian trực tiếp cắt gọt vật liệu
B. Thời gian gá đặt, tháo kẹp, bật máy.
C. Thời gian lau chùi máy, dọn phoi, chuyển phoi.
D. Thời gian dành cho nhu cầu tự nhiên như vệ sinh cá nhân.
Câu 12: Thời gian phụ là:
A. Thời gian trực tiếp cắt gọt vật liệu
B. Thời gian gá đặt, tháo kẹp, bật máy
C. Thời gian lau chùi máy, dọn phoi, chuyển phoi.
D. Thời gian dành cho nhu cầu tự nhiên như vệ sinh cá nhân.
Câu 13: Thời gian phục vụ kỹ thuật và tổ chức là:
A. Thời gian trực tiếp cắt gọt vật liệu
B. Thời gian gá đặt, tháo kẹp, bật máy.
C. Thời gian lau chùi máy, dọn phoi, chuyển phoi.
D. Thời gian dành cho nhu cầu tự nhiên như vệ sinh cá nhân.
Câu 14: Thời gian nghỉ ngơi tự nhiên là:
A. Thời gian trực tiếp cắt gọt vật liệu
B. Thời gian gá đặt, tháo kẹp, bật máy.
C. Thời gian lau chùi máy, dọn phoi, chuyển phoi.
D. Thời gian dành cho nhu cầu tự nhiên như vệ sinh cá nhân.
Câu 15: Để nâng cao năng suất gia công, người ta thường áp dụng biện pháp:
A. Tăng thời gian làm việc.
B. Mua thêm máy công cụ.
C. Giảm thời gian gia công cơ bản và thời gian phụ.
D. Tăng thêm số công nhân đứng máy.
Câu 16: Chọn trang thiết bị như: đồ gá, máy, . . . cho từng nguyên công ở dạng sản xuất đơn chiếc, nên chọn:
A. Máy công cụ vạn năng và đồ gá vạn năng.
B. Máy công cụ vạn năng và thiết kế đồ gá chuyên dùng.
C. Máy công cụ chuyên dùng và thiết kế đồ gá chuyên dùng.
D. Máy CNC và thiết kế đồ gá chuyên dùng.
Câu 17: Trang thiết bị như: đồ gá, máy, . . . cho từng nguyên công ở dạng sản xuất hàng loạt vừa, nên chọn:
A. Máy công cụ vạn năng và đồ gá vạn năng.
B. Máy công cụ vạn năng và thiết kế đồ gá chuyên dùng.
C. Máy công cụ chuyên dùng và thiết kế đồ gá chuyên dùng.
D. Máy CNC và thiết kế đồ gá chuyên dùng.
Câu 18: Chọn trang thiết bị như: đồ gá, máy, . . . cho từng nguyên công ở dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, nên chọn:
A. Máy công cụ vạn năng và đồ gá vạn năng.
B. Máy công cụ vạn năng và thiết kế đồ gá chuyên dùng.
C. Máy công cụ chuyên dùng và đồ gá chuyên dùng.
D. Máy CNC và đồ gá chuyên dùng.
Câu 19: Biện pháp giảm thời gian gia công cơ bản:
A. Cắt với nhiều dao đồng thời để giảm hành trình chạy dao.
B. Giảm thời gian gá đặt chi tiết gia công bằng cách dùng đồ gá kẹp nhanh.
C. Giảm thời gian thay đổi và điều chỉnh dao.
D. Bố trí chỗ làm việc khoa học.
Câu 20: Biện pháp giảm thời gian phụ:
A. Nâng cao độ chính xác của phôi.
B. Cắt gọt với chế độ cắt lớn.
C. Gia công đồng thời nhiều bề mặt cùng lúc.
D. Giảm thời gian gá đặt chi tiết gia công bằng cách dùng đồ gá kẹp nhanh.
Câu 21: Chuẩn định vị khi gia công chi tiết dạng hộp thường là:
A. Một mặt phẳng ngoài và hai lỗ vuông góc với mặt phẳng đó.
B. Hai mặt phẳng vuông góc nhau.
C. Một lỗ chính và một lỗ phụ
D. Cả a, b, c đều được
Câu 22: Trong sản xuất hàng loạt vừa và lớn, gia công các mặt ngoài của hộp bằng phương pháp:
A. Bào.
B. Phay.
C. Phay trên máy phay có bàn quay.
D. Chuốt.
Câu 23: Đối với các chi tiết dạng hộp có kích cỡ lớn, bề mặt có dạng hình vuông, gần tròn hay tròn thì nên gia công trên máy nào?
A. Máy bào giường.
B. Máy phay giường.
C. Máy tiện vạn năng.
D. Máy tiện đứng.
Câu 24: Các lọai vật liệu sau đây, lọai nào được sử dụng rộng rãi để chế tạo chi tiết dạng hộp trong ngành cơ khí chế tạo:
A. Gang xám
B. Gang rèn
C. Gang dẻo
D. Gang cầu
Câu 25: Phôi để chế tạo chi tiết dạng hộp có thể được tạo theo phương pháp nào?
A. Hàn
B. Đúc
C. Dập
D. Ba phương án trên
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy có đáp án Xem thêm...
- 3 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận