Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 367 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy - Phần 1. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

45 Phút

Tham gia thi

23 Lần thi

Câu 1: Mài nghiền là phương pháp gia công tinh:

A. Dùng bột mài kim loại

B. Dùng bột mài lớn.

C. Đạt độ bóng và độ chính xác cao.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Độ chính xác của mài khôn có thể đạt:

A. Cấp 6 ÷ 5

B. Cấp 7 ÷ 6

C. Cấp 8÷7

D. Cấp 9÷8

Câu 3: Quá trình đánh bóng có đặc điểm:

A. Lớp kim loại rất mỏng được hớt đi nhờ tốc độ rất lớn.

B. Phần lớn kim loại được bóc đi nhờ nhiệt độ cao.

C. Câu a và b đều đúng.

D. Câu a và b đều sai.

Câu 4: Khuyết điểm của phương pháp cạo:

A. Không cạo được vật liệu quá cứng

B. Tốn nhiều công suất.

C. Năng suất thấp.

D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Độ côn, độ ôvan, độ đa cạnh, độ tang trống được gọi là:

A. Độ chính xác về kích thước.

B. Độ chính xác về hình dáng hình học. 

C. Độ chính xác về vị trí tương quan.

D. Độ chính xác kinh tế.

Câu 7: Dung sai càng nhỏ, giá thành chế tạo sản phẩm càng:

A. Tăng

B. Giảm

C. Không ảnh hưởng.

D. Giảm không nhiều.

Câu 8: Các sai số xuất hiện trong quá trình gia công:

A. Sai số hệ thống.

B. Sai số ngẫu nhiên. 

C. a, b đều đúng.

D. a, b đều sai. 

Câu 9: Sai số xuất hiện trong quá trình gia công không theo qui luật nào cả là:

A. Sai số hệ thống cố định.

B. Sai số hệ thống thay đổi. 

C. Sai số ngẫu nhiên.  

D. a, b, c đều đúng. 

Câu 10: Độ cứng vững của hệ thống công nghệ là:

A. Khả năng chống lại sự biến dạng khi chịu tác dụng của ngoại lực. 

B. Khả năng bị biến cứng khi có lực tác dụng. 

C. Tỷ số giữa phản lực chiều trục và chuyển vị tương đối y giữa dao và chi tiết gia công theo hướng đó. 

D. Tỷ số giữa lực tiếp tuyến và chuyển vị tương đối y giữa dao và chi tiết gia công theo hướng đó.

Câu 11: Nhược điểm của phương pháp cắt thử từng kích thước riêng biệt là:

A. Chịu ảnh hưởng của mòn dao

B. Cần đồ gá đặt phức tạp.  

C. Đòi hỏi độ chính xác của phôi cao. 

D. Năng suất thấp

Câu 12: Chọn câu sai: Đặc điểm của phương pháp cắt thử là:

A. Độ chính xác gia công cao vì chiều sâu cắt t có thể đạt được rất nhỏ. 

B. Người công nhân tập trung cao độ nên dễ gây mệt mỏi. 

C. Năng suất phụ thuộc vào tay nghề công nhân. 

D. Phôi không cần chính xác. 

Câu 13: Chọn câu sai: Độ chính xác gia công gồm các yếu tố sau:

A. Độ chính xác lắp ráp. 

B. Độ chính xác về kích thước bản thân mặt gia công.   

C. Độ chính xác về vị trí tương quan.    

D. Độ chính xác về hình dạng. 

Câu 14: Độ chính xác về kích thước được thể hiện qua:

A. Kích thước thẳng.

B. Dung sai kích thước đó. 

C. Kích thước góc. 

D. Tất cả đều đúng. 

Câu 15: Độ chính xác về vị trí tương quan thường được thể hiện trên bản vẽ là:

A. Độ đồng tâm, độ song song, độ vuông góc. 

B. Độ sóng, độ nhám. 

C. Độ côn, độ ôvan. 

D. Tất cả đều sai. 

Câu 16: Phương pháp tự động đạt kích thước trên máy công cụ đã điều chỉnh sẵn là:

A. Cắt đi một lớp phoi, sau đó dừng máy kiểm tra kích thước nhận được. 

B. Dụng cụ cắt có vị trí tương quan so với bàn máy. 

C. Dụng cụ cắt có vị trí tương quan cố định so với chi tiết gia công. 

D. Gia công theo dấu đã vạch sẵn cho đến khi đạt yêu cầu

Câu 17: Ảnh hưởng do sai số hình dáng hình học của phôi làm cho:

A. Chế độ cắt thay đổi.

B. Chiều sâu cắt và lực cắt thay đổi. 

C. Dễ gây ra rung động.

D. Khó gá đặt chi tiết trong quá trình gia công. 

Câu 18: Chi tiết được gia công trên máy đã điều chỉnh sẵn theo phương pháp tự động đạt kích thước, mòn dao sẽ gây ra sai số:

A. Sai số ngẫu nhiên. 

B. Sai số hệ thống thay đổi. 

C. Sai số hệ thống cố định. 

D. Tất cả đều đúng. 

Câu 19: Nguyên nhân nào không là nguyên nhân gây ra sai số hệ thống thay đổi theo thời gian:

A. Dụng cụ cắt bị mòn. 

B. Biến dạng nhiệt của máy, dao, đồ gá. 

C. Vị trí của phôi trên đồ gá bị thay đổi. 

D. Cả a, b đúng. 

Câu 20: Nguyên nhân nào không là nguyên nhân gây ra sai số hệ thống không đổi:

A. Sai số lý thuyết của phương pháp cắt. 

B. Sai số chế tạo máy, đồ gá, dao cắt. 

C. Sai số chế tạo dụng cụ đo. 

D. Sự thay đổi của ứng suất dư. 

Câu 21: Biến dạng nhiệt của dao làm cho dao cắt có hiện tượng ban đầu:

A. Bị lẹo dao.

B. Mau chóng bị mài mòn. 

C. Trong quá trình gia công dao dễ gãy vỡ.

D. Mũi dao bị dài ra.

Câu 23: Rung động trong quá trình gia công sẽ gây hiện tượng:

A. Chi tiết không được bóng, kém chính xác. 

B. Dao mau mòn, giám tuổi thọ đáng kể. 

C. Tăng độ nhám, độ sóng và lớp cứng nguội bề mặt. 

D. Tất cả đều đúng. 

Câu 24: Cho công thức (KG/mm), công thức trên được hiểu là:

A. Hệ số bôi trơn

B. Độ cứng của bề mặt chi tiết gia công. 

C. Độ cứng vững của hệ thống công nghệ.

D. Hệ số ma sát. 

Câu 25: Độ cứng vững của 2 mũi tâm khi tiện gây ra sai số:

A. Hình dáng.

B. Kích thước.    

C. Cả a và b đều đúng.

D. Cả a và b đều sai.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ chế tạo máy có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 23 Lượt thi
  • 45 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên