Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ học đất - Phần 11. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
5 Lần thi
Câu 1: Phương pháp xác định hệ số ổn định:
A. Phương pháp phân mảnh Fellenius
B. Phương pháp phân mảnh Bishop
C. Phương pháp phân mảnh Fellenius & Bishop
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 2: Khi mái dốc bị mất ổn định thì có thể trượt theo dạng mặt trượt nào sau đây:
A. Gãy khúc
B. Đường xoắn logarit
C. Trụ tròn
D. Cả 3 loại mặt trượt trên
Câu 3: Khi mực nước ngầm trong nền đất tăng lên thì sức chịu tải của nền thay đổi như thế nào:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 4: Sức chịu tải của nền đất phụ thuộc vào những yếu tố nào:
A. Đặc trưng cơ lý của nền đất
B. Chiều sâu chôn móng
C. Bề rộng móng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Trong thí nghiệm nén ba trục góc nghiêng mặt trượt hợp với phương ngang một góc bằng: A. 45o B. (45o - ϕ/2) C. ϕ D. (45o + ϕ/2) và - (45o + ϕ/2)
A. 450
B. \(({45^0} - \frac{\varphi }{2})\)
C. \(\varphi\)
D. \(({45^0} + \frac{\varphi }{2})\) và \(({45^0} + \frac{\varphi }{2})\)
Câu 6: Khi mực nước ngầm ở vị trí đáy móng thì dùng trọng lượng riêng nào cho phần đất nằm bên dưới đáy móng trong công thức sức chịu tải:
A. Trọng lượng riêng khô
B. Trọng lượng riêng đẩy nổi
C. Trọng lượng riêng bão hòa
D. Trọng lượng riêng tự nhiên
Câu 7: Khi mực nước ngầm ở vị trí đáy móng thì dùng trọng lượng riêng nào cho phần đất nằm bên trên đáy móng trong công thức sức chịu tải:
A. Trọng lượng riêng khô
B. Trọng lượng riêng đẩy nổi
C. Trọng lượng riêng bão hòa
D. Trọng lượng riêng tự nhiên
Câu 8: Thí nghiệm nào sau đây được dùng để xác định thông số sức chống cắt của đất:
A. Thí nghiệm nén đơn
B. Thí nghiệm nén cố kết
C. Thí nghiệm cắt cánh
D. A và C.
Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây được dùng để xác định thông số sức chống cắt ở trong phòng:
A. Thí nghiệm cắt cánh
B. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
C. Thí nghiệm nén ba trục
D. Cả ba ý trên
Câu 10: Thí nghiệm nào sau đây được dùng để xác định thông số sức chống cắt ở hiện trường:
A. Thí nghiệm cắt cánh
B. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
C. Thí nghiệm xuyên tĩnh CPT
D. Cả ba ý trên
Câu 11: Sức chống cắt của các loại đất rời như cát, đá dăm, sỏi do thành phần nào sau đây tạo ra:
A. Lực dính
B. Ma sát
C. Lực dính và ma sát
D. Cả ba ý trên
Câu 12: Sức chống cắt của các loại đất dính như sét, sét pha, và cát pha do thành phần nào sau đây tạo ra:
A. Lực dính
B. Ma sát
C. Lực dính và ma sát
D. Cả ba ý trên
Câu 13: Thí nghiệm nén đơn xác định được thông số nào:
A. Góc ma sát φ và lực dính c
B. Lực dính không thoát nước cu
C. Góc ma sát φ
D. Cả ba ý trên
Câu 14: Thí nghiệm cắt cánh xác định được thông số nào sau đây:
A. Góc ma sát φ
B. Lực dính không thoát nước cu
C. Góc ma sát φ và lực dính c
D. Cả ba ý trên
Câu 15: Thí nghiệm nén ba trục có thể tiến hành với sơ đồ nào sau đây:
A. Không cố kết – không thoát nước (U – U)
B. Cố kết – không thoát nước (C– U)
C. Cố kết – thoát nước (C – D)
D. Cả ba ý trên
Câu 16: Thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết – không thoát nước (C– U) có nghĩa là:
A. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu
B. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không nước thoát ra khỏi mẫu
C. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu
D. Cả ba ý trên
Câu 17: Thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ không cố kết – không thoát nước (U– U) có nghĩa là gì:
A. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu
B. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không nước thoát ra khỏi mẫu
C. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu
D. Cả ba ý trên
Câu 18: Thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết – thoát nước (C– D) có nghĩa là:
A. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu
B. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu nước thoát ra khỏi mẫu
C. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu
D. Cả ba ý trên
Câu 22: Vòng tròn Mohr được dùng để làm gì:
A. Diễn tả trạng thái ứng suất của một điểm trong đất
B. Diến tả trạng thái ứng suất trên một mặt cắt của một điểm trong nền đất
C. Diễn tả quan hệ ứng suất – biến dạng trong đất
D. Cả ba ý trên
Câu 23: Bán kính vòng tròn Mohr được xác định theo công thức nào:
A. \(({\sigma _1} + {\sigma _3})/2\)
B. \(({\sigma _1} - {\sigma _3})/2\)
C. \(({\sigma _1}/ {\sigma _3})/2\)
D. Cả ba ý trên
Câu 24: Khi tải trọng tác dụng lên nền đất tăng lên thì bán kính vòng tròn Mohr của một điểm trong nền đất chịu tác dụng của tải trọng như thế nào.
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Cả ba ý trên
Câu 25: Đất rời có đường bao sức chống cắt có đặc điểm nào sau đây:
A. Đi qua gốc tọa độ
B. Song song với trục hoành (trục \(\sigma\) )
C. Cắt trục trung (trục \(\tau\) ) tại c.
D. Cả ba ý trên
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án Xem thêm...
- 5 Lượt thi
- 45 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận