Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ học đất - Phần 10. Tài liệu bao gồm 24 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
12 Lần thi
Câu 1: Đất dính bão hòa nước có đường bao sức chống cắt tức thời có đặc điểm nào sau đây:
A. Song song với trục hoành (trục \(\sigma\) )
B. Đi qua gốc tọa độ
C. Cắt trục trung (trục \(\tau\) ) tại c.
D. Cả ba ý trên
Câu 2: Một điểm trong đất khi đạt trạng thái giới hạn thì quan hệ giữa vòng tròn Mohr và đường bao sức chống cắt:
A. Cắt nhau
B. Tiếp xúc nhau
C. Vòng tròn mohr nằm bên dưới và không tiếp xúc với đường bao sức chống cắt
D. Cả ba ý trên
Câu 3: Kết quả của thí nghiệm theo sơ đồ không cố kết – không thoát nước (U– U) được dùng để tính toán ổn định của công trình trong trường hợp nào sau đây:
A. Công trình đất đắp trên lớp sét mềm bão hòa nước thi công nhanh
B. Móng nông thi công nhanh trên nền đất sét bão hòa nước
C. Móng nông trên nền sét sau khi đã lún ổn định
D. A và B
Câu 4: Kết quả của thí nghiệm theo sơ đồ cố kết – thoát nước (C– D) được dùng để tính toán ổn định của công trình trong trường hợp nào sau đây
A. Công trình đất đắp trên lớp sét mềm bão hòa nước thi công nhanh
B. Công trình đất đắp trên nền đất sét bão hòa nước đắp từng lớp thật chậm
C. Móng nông trên nền sét sau khi đã lún ổn định
D. B và C
Câu 5: Trình tự thí nghiệm nén ba trục nào sau đây đúng:
A. Giai đoạn tác động ứng suất lệch → giai đoạn tác động ứng suất đẳng hướng
B. Giai đoạn tác động ứng suất đẳng hướng → Giai đoạn tác động ứng suất lệch
C. Cả hai giai đoạn (Giai đoạn tác động ứng suất đẳng hướng và giai đoạn tác động ứng suất lệch) được thực hiện đồng thời
D. Cả ba ý trên
Câu 6: Trong thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết – thoát nước (C– D), áp lực nước lỗ rỗng thặng dư băng bao nhiêu:
A. Luôn bằng không
B. Rất lớn
C. Không xác định được
D. Cả ba ý trên
Câu 7: Trong thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết – không thoát nước (C– U), áp lực nước lỗ rỗng thặng dư ở cuối giai đoạn cố kết băng bao nhiêu:
A. Bằng không
B. Rất lớn
C. Không xác định được
D. Cả ba ý trên
Câu 8: Một điểm trong đất khi ở trạng thái cân bằng bền thì quan hệ giữa vòng tròn Mohr và đường bao sức chống cắt như thế nào:
A. Cắt nhau
B. Tiếp xúc nhau
C. Vòng tròn Mohr nằm bên dưới và không tiếp xúc với đường bao sức chống cắt
D. Cả ba ý trên
Câu 9: Thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết – thoát nước (C– D) thu được thông số chống cắt nào:
A. φ’ và c’
B. φcu và ccu
C. φuu và cuu
D. Cả ba ý trên
Câu 10: Thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết – không thoát nước (C– U) thu được thông số chống cắt nào:
A. φ’ và c’
B. φcu và ccu; φ’ và c’
C. φuu và cuu
D. Cả ba ý trên
Câu 11: Phương pháp nào sau đây dùng để xác định sức chịu tải của đất nền:
A. Phương pháp hạn chế sự phát triển của vùng biến dạng dẻo
B. Phương pháp cân bằng giới hạn điểm
C. Phương pháp dựa trên giả thiết mặt trượt phẳng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Theo Terzaghi góc nghiêng của nêm nén chặt dưới đáy móng \(\alpha\) và góc nội ma sát của đất \(\varphi\) có mối quan hệ:
A. \(\alpha = \varphi \)
B. \(\alpha > \varphi\)
C. \(\alpha < \varphi\)
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 13: Cho một móng băng và một móng đơn có cùng chiều rộng, chiều sâu chôn móng, và đặt trên cùng một nền đất. Theo TCXD Việt Nam sức chịu tải của nền đất dưới đáy móng băng:
A. Lớn hơn sức chịu tải của nền đất dưới đáy móng đơn
B. Nhỏ hơn sức chịu tải của nền đất dưới đáy móng đơn
C. Bằng sức chịu tải của nền đất dưới đáy móng đơn
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 14: Thí nghiệm thấm với cột nước không đổi một mẫu đất có đường kính 7,5cm, chiều cao 180mm. Tổn thất cột nước trên chiều dài mẫu là 247mm. Lượng nước thu được trong 1 phút là 626ml. Hệ số thấm của đất:
A. 10,332 cm/phút
B. 12,242 cm/phút
C. 13,658 cm/phút
D. 15, 678 cm/phút
Câu 15: Áp lực đất chủ động sinh ra khi tường chắn chuyển động:
A. Ra xa đất đắp
B. Lại gần đất đắp
C. Đứng yên
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 16: Áp lực đất bị động sinh ra khi tường chắn chuyển động như thế nào:
A. Chuyển động ra xa đất đắp
B. Chuyển động lại gần đất đắp
C. Đứng yên
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 17: Áp lực đất tĩnh sinh ra khi tường chắn chuyển động như thế nào:
A. Chuyển động ra xa đất đắp
B. Chuyển động lại gần đất đắp
C. Đứng yên
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 18: Quan hệ về độ lớn giữa áp lực đất tĩnh(Eo), áp lực đất chủ động (Ea) và áp lực đất bị động (Ep) như thế nào.
A. Eo < Ea < Ep
B. Ea < Eo< Ep
C. Ep < Ea <Eo
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 19: Tường chắn trọng lực là tường chắn:
A. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường
B. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường và đất đắp sau lưng tường và trên móng tường.
C. Ổn định nhờ chiều sâu phần tường chôn vào trong đất và hệ thống khung chống
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 20: Tường chắn bán trọng lực là tường chắn:
A. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường
B. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường và đất đắp sau lưng tường trên móng tường.
C. Ổn định nhờ chiều sâu phần tường chôn trong đất và hệ thống khung chống
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 21: Từng cừ là tường chắn:
A. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường
B. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường và đất đắp sau lưng tường và trên móng tường.
C. Ổn định nhờ chiều sâu phần tường chôn trong đất và hệ thống khung chống
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 22: Lực dính của đất đắp sau lưng tường ảnh hưởng đến áp lực đất chủ động như thế nào:
A. Làm gia tăng áp lực đất
B. Làm giảm áp lực đất
C. Không thay đổi
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 23: Lực dính của đất đắp sau lưng tường ảnh hưởng đến áp lực đất bị động như thế nào:
A. Làm gia tăng áp lực đất
B. Làm giảm áp lực đất
C. Không thay đổi
D. Cả ba ý trên đều sai
Câu 24: Lực dính của đất đắp sau lưng tường ảnh hưởng đến áp lực đất tĩnh như thế nào:
A. Làm gia tăng áp lực đất
B. Làm giảm áp lực đất
C. Không thay đổi
D. Cả ba ý trên đều sai
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án Xem thêm...
- 12 Lượt thi
- 45 Phút
- 24 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận