Câu hỏi:
Ở một loài động vật, màu sắc lông do 2 locus nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau chi phối. Kiểu hình của cá thể được chi phối theo mô hình: khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho lông đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho lông hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho cá thể lông hồng thuần chủng giao phấn với cá thể lông đỏ (P), thu được F1 gồm có tỷ lệ lông đỏ: lông hồng =1:1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb × AaBb (3) AAbb × AaBB (5) aaBb × AaBB
(2) aaBB × AaBb (4) AAbb × AABb (6) Aabb ×AABb
Đáp án đúng là:
A. (3), (4), (5), (6)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (2), (3), (5)
D. (3), (4), (6)
Câu 1: Sử dụng các số liệu và các phân tích về số lượng, sinh khối và năng lượng tiêu thụ của một chuỗi thức ăn điển hình của một quần xã sinh vật có thể xây dựng được tháp sinh thái. Điều khẳng định nào dưới đây về tháp sinh thái là chính xác?
A. Tháp số lượng luôn có dạng chuẩn, đáy rộng và đỉnh nhỏ
B. Từ tháp số lượng có thể tính toán được hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng
C. Trong tháp năng lượng, các loài ở trên luôn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các loài ở dưới
D. Tháp sinh thái xây dựng đối với quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo thấp, sinh khối vật tiêu thụ cao, tháp sinh khối bị biến dạng
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài.
-Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ : 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng
-Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là:
A. P: AaBb; cây 1: AABB; cây 2: AaBb
B. P: Aa; cây 1: Aa, cây 2 aa, trội lặn không hoàn toàn
C. P: AaBb; cây 1: aaBb; cây 2: AaBb
D. P: AaBb; cây 1: aabb; cây 2: AaBb
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Quá trình hình thành loài thường trải qua nhiều giai đoạn trung trung gian, mỗi giai đoạn sự cách ly giữa các quần thể ngày càng được xác lập bền vững hơn cho đến khi có sự cách ly hoàn toàn về sinh sản. Trong số các hiện tượng chỉ ra dưới đây:
(1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản.
(2) Chim sẽ cái không hứng thú với tiếng hót họa mi trống.
(3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được.
(4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được.
(5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn. Các ví dụ về hiện tượng cách ly trước hợp tử bao gồm:
A. (1); (2) và (4)
B. (2); (3) và (4)
C. (2); (3) và (5)
D. (1); (3) và (5)
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Khi nói về tim và các hoạt động của tim ở người và động, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào chính xác?
A. Trong pha giãn chung, áp suất máu trong các khoang tim đồng loạt gia tăng khiến máu từ các tĩnh mạch bị kéo về tim
B. Với chu kỳ hoạt động 3 pha: nhĩ co, thất co, giãn chung tương ứng với thời gian 0,1:0,3: 0,4 giây thì nhịp tim của người này có giá trị 72 nhịp mỗi phút
C. Các động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh để đảm bảo đẩy máu đi khắp cơ thể
D. Một trong các dấu hiệu của bệnh hở van tim là có nhịp tim cao hơn so với người bình thường, tim phải hoạt động nhiều hơn so với người bình thường
05/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng nào không hô hấp nhờ mang?
A. Cá xương
B. Tôm
C. Trai
D. Giun đất
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Đây là loại hormon thực vật được sinh ra ở lục lạp và có tác động đến quá trình đóng lỗ khí khi cây gặp hạn hán. Nó có tác dụng khởi động quá trình ngủ của hạt, hormon này là:
A. Auxin
B. GA
C. Ethylen
D. Axit absixic
05/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hai Bà Trưng
- 2 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
25 người đang thi
- 977
- 40
- 40
-
21 người đang thi
- 776
- 22
- 40
-
55 người đang thi
- 690
- 5
- 40
-
27 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận