Câu hỏi: Mua hàng “CIF afload” được hiểu là mua bán theo điều kiện:
A. Khi ký hợp đồng mua bán hàng đã ở trên tàu
B. Khi kết thúc hợp đồng hàng ở trên tàu
C. Giao hàng như điều kiện CIF landed
D. Khi giao hàng hóa
Câu 1: Trong buôn bán ngoại thương, nhìn chung, người mua và người bán đều mong muốn giành được "quyền về vận tải" và "quyền được mua bảo hiểm hàng hoá":
A. Dù là người mua hay người bán, việc đầu tiên khi đặt vấn đề đàm phán là không nhận trách nhiệm vận tải và bảo hiểm hàng hoá, làm như vậy đỡ mệt hơn
B. Khi là người mua thì ta nên bán theo điều kiện người bán phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng, khi là người bán ta làm ngược lại
C. Khi là người bán thì ta nên bán theo điều kiện người mua phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng, khi là người mua ta làm ngược lại
D. Dù là người mua hay người bán, việc đầu tiên khi đặt vấn đề đàm phán là nhận trách nhiệm vận tải và bảo hiểm hàng hoá
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 2: Khi giao nhận hàng xuất với tàu biển cần lưu ý các khâu nghiệp vụ:
A. Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở; xin sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan); nắm vững ngày giờ làm hàng; lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt), vận đơn đường biển rồi bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu
B. Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt), vận đơn đường biển, làm bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifesst), bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu, hoàn thiện công tác thuê tàu chở hàng, thanh toán tiền cước
C. Lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt), vận đơn đường biển rồi làm các việc tiếp theo như xin sơ đồ xếp hàng (Stowage plan), bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu
D. Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở; xin sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan); nắm vững ngày giờ làm hàng; bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu; lấy biên lai thuyền phó (Mate's Receipt), vận đơn đường biển
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (Bill of Lading to bearer) nếu được nêu trong hợp đồng ngoại thương thì có nghĩa:
A. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng mà lại ghi "giao hàng theo lệnh của người mua hàng"
B. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng, không chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai, bất cứ người nào trong công ty hay tổ chức của người mua có thể nhận hàng
C. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng, không chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai, bất cứ người nào cầm vận đơn xuất trình cho thuyền trưởng tàu là có thể nhận hàng
D. Là vận đơn không ghi tên người nhận hàng nhưng chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Trong hợp đồng ngoại thương khi có cụm từ "Tổn thất toàn bộ (total loss)", nó được hiểu là:
A. Trường hợp hàng hóa bảo hiểm bị mất 100% nhưng còn 100% giá trị sử dụng
B. Trường hợp hàng hóa bảo hiểm không bị mất cả 100% giá trị hoặc giá trị sử dụng
C. Trường hợp hàng hóa bảo hiểm bị mất 100% giá trị hoặc giá trị sử dụng
D. Trường hợp hàng hóa bảo hiểm bị mất tới 90% giá trị hoặc giá trị sử dụng
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Trong hợp đồng thuê tàu giữa chủ hàng và chủ tàu, phần “điều kiện giao hàng” thường có ghi bên cạnh thuật ngữ của Incoterm một cụm từ “FI.S”, điều đó có nghĩa là “Free in and Stowage”:
A. Tức là người vận tải không có trách nhiệm xếp hàng xuống tàu, xếp đặt hàng trong khoang tàu
B. Tức là người vận tải có trách nhiệm xếp hàng xuống tàu, xếp đặt hàng trong khoang tàu
C. Tức là người mua trả chi phí xếp hàng xuống tàu, xếp đặt hàng trong khoang tàu
D. Tức là người bán hàng không có trách nhiệm xếp hàng xuống tàu, xếp đặt hàng trong khoang tàu
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 6: Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable letter of credit) thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là:
A. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua có thể tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực mà không cần phải có sự đồng ý của người bán
B. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua không được tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực được ghi rõ trên đó hoặc trên văn bản gia hạn
C. Loại thư tín dụng buộc phải có dòng chữ “không thể huỷ ngang” trên đó và người mua cũng không được không có ý định huỷ bỏ
D. Loại thư tín dụng buộc phải có dòng chữ “không thể huỷ bỏ” trên đó và người mua cũng không được không có ý định huỷ bỏ
30/08/2021 1 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu - Phần 1
- 359 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu có đáp án
- 1.5K
- 185
- 25
-
42 người đang thi
- 1.0K
- 109
- 25
-
80 người đang thi
- 947
- 97
- 25
-
91 người đang thi
- 958
- 74
- 25
-
10 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận