Câu hỏi: Trong hợp đồng ngoại thương khi có cụm từ "Tổn thất riêng (particular average)", nó được hiểu là:
A. Tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên
B. Tổn thất toàn bộ 100% giá trị một vài lô hàng trên một chuyến tàu cháy, nổ, biến chất hay bị mất cắp
C. Tổn thất toàn bộ số hàng xếp trên một chuyến tàu do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên, con tàu an toàn
D. Tổn thất của tất cả đối tượng bảo hiểm có liên quan do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên
Câu 1: Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment) là phương thức sau khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thì người bán uỷ thác cho ngân hàng thông qua hối phiếu mình phát hành để đòi tiền người mua:
A. Phương thức này là phương thức có lợi nhất cho người bán, người mua buộc phải trả tiền ngay khi người bán giao hàng lên phương tiện vận tải đầu tiên
B. Phương thức này chậm nhận được tiền, người mua có thể từ chối trả tiền và nhận hàng, thường chỉ dùng khi có sự tín nhiệm cao giữa người bán với người mua
C. Có thể coi phương thức này là phương thức thu tiền tuy không nhanh nhất, nhưng buộc phải sử dụng vì việc thanh toán nào chẳng phải qua ngân hàng
D. Có thể coi phương thức này là phương thức mà người bán thu tiền nhanh nhất, an toàn nhất, không còn phương thức nào hơn
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (confirmed errevocable L/C) thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là:
A. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua không được tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực, đồng thời lại được một ngân hàng mà người bán tín nhiệm, theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra bảo lãnh trả tiền hàng
B. Loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được chính ngân hàng mở hoặc ngân hàng trả tiền xác nhận với người mua rằng họ đã mở thư tín dụng đó rồi.
C. Loại thư tín dụng có thể huỷ ngang nhưng được người bán hoặc ngân hàng của người bán hay ngân hàng trả tiền xác nhận, cam kết không bao giờ hủy bỏ
D. Loại thư tín dụng có thể huỷ ngang nhưng được người mua hoặc ngân hàng của người mua hay ngân hàng trả tiền xác nhận, cam kết không bao giờ hủy bỏ
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Trong Incoterm 2010 các thuật ngữ FOB Free On Board (named port of shipment)/Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định), CFR Cost and Freight (named port of destination)/Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định) và CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination)/Tiền hàng,bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định) có điểm giống nhau là ) rủi ro hàng hoá đã chuyển từ ngưới bán sang người mua:
A. Khi hàng hoá sẵn sàng giao trên boong tàu tại cảng dỡ hàng
B. Khi hàng hoá được bốc lên boong tàu tại cảng xếp hàng
C. Khi hàng hoá được dỡ khỏi khỏi boong tàu tại cảng dỡ hàng
D. Khi hàng hoá được đặt dọc mạn tàu biển tại cảng xếp hàng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Thuật ngữ FCA Free Carrier (named place)/Giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm qui định ở nước xuất khẩu) trong Incoterms 2000 & 2010 quy định rằng:
A. Người bán có trách nhiệm xếp hàng lên ô tô hoặc tàu hỏa của người mua đưa đến địa điểm bên nước người bán mà hai bên đã thoả thuận
B. Người bán có trách nhiệm giao hàng cho phương tiện chuyên chở do người mua đưa đến địa điểm bên nước người bán mà hai bên đã thoả thuận
C. Người bán có trách nhiệm xếp hàng lên phương tiện chuyên chở do người mua đưa đến địa điểm bên nước người bán mà hai bên đã thoả thuận
D. Người bán có trách nhiệm xếp hàng lên phương tiện chuyên chở do người mua đưa đến địa điểm bên nước người mua mà hai bên đã thoả thuận
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Hối phiểu trả tiền ngay (sight Bill of Exchange; Bill at sight) thường được đề cập trong hợp đồng ngoại thương được hiểu là:
A. Khi ngân hàng của người mua nhận được nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền cho người bán, sau đó thu lại tiền của người mua
B. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày đó
C. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền
D. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền sau ngày đó 7 ngày
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Khi giao nhận hàng xuất với tàu biển cần lưu ý các khâu nghiệp vụ:
A. Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở; xin sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan); nắm vững ngày giờ làm hàng; lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt), vận đơn đường biển rồi bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu
B. Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt), vận đơn đường biển, làm bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifesst), bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu, hoàn thiện công tác thuê tàu chở hàng, thanh toán tiền cước
C. Lấy biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt), vận đơn đường biển rồi làm các việc tiếp theo như xin sơ đồ xếp hàng (Stowage plan), bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu
D. Lập bảng đăng ký hàng chuyên chở; xin sơ đồ xếp hàng (Stowage Plan); nắm vững ngày giờ làm hàng; bố trí phương tiện vào cảng, xếp hàng lên tàu; lấy biên lai thuyền phó (Mate's Receipt), vận đơn đường biển
30/08/2021 1 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu - Phần 1
- 359 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu có đáp án
- 1.5K
- 185
- 25
-
13 người đang thi
- 1.0K
- 109
- 25
-
71 người đang thi
- 947
- 97
- 25
-
88 người đang thi
- 958
- 74
- 25
-
51 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận