Câu hỏi: Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù, có sốt, đau toàn bụng, đại tiện phân lỏng. Chọc dịch màng bụng cho kết quả như sau: Tế bào: 700/mm3, BC trung tính 75%, limpho 20%, Protein 8g/L. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng báng và cần phải điều trị ngay, phương tiện điều trị là:
A. Chọc rửa màng bụng, kháng sinh tại chỗ
B. Kháng sinh toàn thân bằng đường tiêm
C. Kháng sinh bằng đường uống
D. Chọc rửa màng bụng, kháng sinh tại chỗ phối hợp kháng sinh toàn thân bằng đường tiêm
Câu 1: Huyết khối tĩnh mạch cửa trong bệnh xơ gan có thể do:
A. Thiếu Antithrombin III, tăng đông máu
B. Đa hồng cầu
C. Do nhiễm khuẩn
D. Tất cả các nguyên nhân trên
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Để phòng ngừa chảy máu tái phát từ tĩnh mạch thực quản giãn, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là:
A. Dùng chẹn β giao cảm, phối hợp với Isosorbide- 5 mononitrate
B. Dùng chẹn β giao cảm, phối hợp với chích xơ tĩnh mạch
C. Dùng chẹn β giao cảm, phối hợp với thắt tĩnh mạch bằng vòng cao su
D. Dùng chẹn β giao cảm
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Một bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán xơ gan mất bù có biến chứng chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn, không có tiền sử tăng huyết áp. Tình trạng toàn thân lúc vào và xét nghiệm cấp cứu có kết quả như sau: Mạch: 100 l/ph, HA: 90/55 mmHg. HC: 2,3 triệu/mm3, Tiểu cầu: 48.000/mm3. Hb: 4,2 g/dL. Hct: 22 %. Nội soi tiêu hoá cao: Tĩnh mạch thực quản giãn độ 3 đang còn rỉ máu. Với bệnh nhân này, cần truyền máu cấp cứu với số lượng bao nhiêu máu để nâng Hb lên trên mức tối thiểu (>6g/dL)?
A. 1 đơn vị máu
B. 2 đơn vị máu
C. 3 đơn vị máu
D. 4 đơn vị máu
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Một bệnh nhân nam, 55 tuổi, vào viện được chẩn đoán xơ gan mất bù giai đoạn Child's C. Trong 3 ngày nằm điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đi tiểu rất ít, đau lâm râm quanh rốn, trướng bụng, hay trung tiện, đi cầu ngày 3 lần phân sệt vàng và đến ngày thứ tư xuất hiện đau nhiều khắp bụng, sốt 39°C, đại tiện phân đen, 3 lần/ngày không có mót rặn. Với tình huống này, khả năng nào có thể xảy ra?
A. Vỡ các tĩnh mạch trướng ở hang vị dạ dày
B. Viêm túi mật cấp
C. Loét dạ dày tá tràng chảy máu
D. Viêm huyết khối tĩnh mạch cửa
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Chọc tháo báng được chỉ định trong trường hợp:
A. Báng lớn, có dấu chèn ép tim phổi
B. Báng lớn, không đáp ứng với lợi tiểu liều cao
C. Báng lớn, truyền albumin không giảm phù
D. Cả A và B đều đúng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Tuyến mang tai lớn ngoài nguyên nhân do rượu còn có thể gặp trong trường hợp nào nữa:
A. Ứ mật kéo dài
B. Thiếu dinh dưỡng mạn tính do tiêu chảy kéo dài
C. Sử dụng thuốc kháng aldosteron để điều trị phù
D. Sử dụng thuốc kháng tiết loại kháng H2 để điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 16
- 3 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận