Câu hỏi:
Khi nói về các nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:
(1) Có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 1: Cho các mối quan hệ giữa cá loài trong quần xã sau đây:
(1) Phong lan bám trên cây thân gỗ.
(2) Chim sáo và trâu rừng.
(3) Cây nắp ấm và ruồi.
(4) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(5) Lươn biển và cá nhỏ.
(6) Cây tầm gửi và cây gỗ.
Mối quan hệ hợp tác là:
A. (1), (2) và (4)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (4) và (5)
D. (3), (4) và (5)
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biêu nào sau đây sai?
A. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố càng rộng.
B. Dựa vào giới hạn sinh thái có thể biết được vùng phân bố của cá loài sinh vật.
C. Trong khoảng chống chịu thì sinh vật không thể tồn tại được
D. Ở trạng thái bệnh lí, giới hạn sinh thái của nhiều nhân tố bị thu hẹp.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện của
A. hiệu quả nhóm
B. cạnh tranh khác loài
C. cạnh tranh cùng loài
D. quan hệ hợp tác
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tang trong môi trường là ý nghĩa sinh thái của
A. phân bố theo nhóm
B. phân bố ngẫu nhiên
C. phân bố đồng đều
D. phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Di – nhập gen có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể.
B. CLTN định hướng cho tiến hóa.
C. Giao phối ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.
D. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Nhận định nào dưới đây về quá trinh hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là không đúng?
A. Khó tách bạch con đường địa lí và con đường sinh thái vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.
B. Sự hình thành loài mới bằng con đường sinh thái được dùng với nghĩa hẹp để chỉ trường hợp một loài mới được hình thành từ các nòi sinh thái khác nhau trong các khu phân bố của loài gốc
C. Thường gặp ở những loài thực vật hoặc động vật ít di động xa.
D. Trong cùng 1 khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.
30/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh Học 12 (có đáp án): Đề thi học kì 2
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Đề thi Sinh học 12
- 319
- 0
- 10
-
93 người đang thi
- 373
- 2
- 30
-
49 người đang thi
- 325
- 5
- 10
-
71 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận