Câu hỏi: Hỗn hợp A gồm các khí: CO, CO2 và H2 được tạo ra do hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao. Cho V lít hỗn hợp A (đktc) tác dụng hoàn toàn với ZnO lượng dư, đun nóng. Thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí hơi K. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thì thu được 8,8 lít khí NO2 duy nhất (đo ở 27,3˚C; 1,4 atm). Khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp A (đktc) là (biết rằng các phản ứng tạo hỗn hợp A có hiệu suất 80% và than gồm Cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ)
A. 1,953 gam
B. 1,25 gam
C. 1,152 gam
D. 1,8 gam
Câu 1: Cho từ từ dung dịch HCl 35% vào 56,76 ml dung dịch NH3 16% (có khối lượng riêng 0,936 gam/ml) ở 20˚C, cho đến khi trung hòa vừa đủ, thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A về 0˚C thì thu được dung dịch B có nồng độ 22,9% và có m gam muối kết tủa. Trị số của m là:
A. 2,515 gam
B. 2,927 gam
C. 3,014 gam
D. 3,428 gam
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 2: Sự điện phân và sự điện ly có gì khác biệt?
A. Chỉ là hai từ khác nhau của cùng một hiện tượng là sự phân ly tạo ion của chất có thể phân ly thành ion được (đó là các muối tan, các bazơ tan trong dung dịch, các chất muối, bazơ, oxit kim loại nóng chảy)
B. Một đằng là sự oxi hóa khử nhờ hiện diện dòng điện, một đằng là sự phân ly tạo ion của chất có thể phân ly thành ion.
C. Sự điện phân là sự phân ly ion nhờ dòng điện, còn sự điện ly là sự phân ly ion nhờ dung môi hay nhiệt lượng (với các chất điện ly nóng chảy)
D. Tất cả đều không đúng.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Cho khí Clo tác dụng với dung dịch Xút đậm đặc, nóng, thu được:
A. Nước Javel
B. Hỗn hợp hai muối: NaCl – NaClO
C. Hỗn hợp hai muối: NaCl – NaClO3
D. Cả A hay B
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là:
A. 0,7 mol
B. 0,6 mol
C. 0,5 mol
D. 0,4 mol
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 5: Người ta pha loãng dung dịch H2SO4 có pH = 1 bằng cách thêm nước cất vào để thu được dung dịch có pH = 3. Người ta đã pha loãng dung dịch H2SO4 bao nhiêu lần?
A. 10 lần
B. 20 lần
C. 100 lần
D. 200 lần
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Hỗn hợp A gồm các khí: CO, CO2 và H2 được tạo ra do hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao. Cho V lít hỗn hợp A (đktc) tác dụng hoàn toàn với ZnO lượng dư, đun nóng. Thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí hơi K. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thì thu được 8,8 lít khí NO2 duy nhất (đo ở 27,3˚C; 1,4 atm). Nếu V = 6,16 lít, thì % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A là:
A. 40%; 10%; 50%
B. 35,55%; 10,25%; 54,20%
C. 42,86%; 15,37%; 41,77%
D. 36,36%; 9,09%; 54,55%
30/08/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích - Phần 13
- 36 Lượt thi
- 60 Phút
- 40 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa phân tích có đáp án
- 1.7K
- 98
- 40
-
80 người đang thi
- 1.2K
- 69
- 40
-
39 người đang thi
- 1.1K
- 53
- 40
-
79 người đang thi
- 1.2K
- 51
- 40
-
44 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận