Câu hỏi:
Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:
A. thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận biết
B. mắt rất tinh dễ quan sát
C. xúc giác phát triển
D. mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm
Câu 1: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào những hoạt động nào sau đây:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn .
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng nhỏ để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loài cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong cùng một ao nuôi.
A. (1), (3), (4)
B. (1), (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (3)
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng lạnh có:
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, kích thước cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
C. Các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới
D. Các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, kích thước cơ thể lớn hơn so với những loài sống tương tự sống ở vùng nhiệt đới
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A. phổ biến
B. rộng
C. vừa phải
D. hẹp
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Theo quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,.. của cơ thể thì
A. động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường lớn hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng.
B. động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường lớn hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng
C. động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường bé hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng
D. động vật biến nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và chi,..thường bé hơn tai, đuôi, chi,.. của các loài động vật tượng tự sống ở vùng nóng
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. giới hạn sinh thái
B. môi trường
C. ổ sinh thái
D. khoảng thuận lợi
30/11/2021 0 Lượt xem
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh học 12 (có đáp án): Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
- 1 Lượt thi
- 30 Phút
- 61 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận