Câu hỏi:
Đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
B. Nuclêôtit mới được tổng hợp gắn vào đầu 3’ của chuỗi pôlinuclêôtit đang kéo dài.
C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tải bàn.
D. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia môn Sinh học năm 2020, một học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa các đặc điểm gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở ruồi giấm đã lập bảng tổng kết sau:
Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường | Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính |
1. Số lượng nhiều | 2. Số lượng nhiều |
3. Có thể bị đột biến | 4. Không thể bị đôt biến |
5. Tồn tại thành từng cặp gen alen | 6. Không tồn tại thành từng cặp gen alen |
7. Có thể quy định giới tính | 8. Có thể quy định tính trạng thường |
9. Phân chia đồng đều trong phân bào | 10. Không phân chia đồng đều trong phân bào |
Số thông tin mà học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
05/11/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Ở gà, tính trạng màu lông do 2 gen không alen tương tác với nhau quy định. Cho gà trống lông đen giao phối với gà mái lông trắng thu được F1 100% gà lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình 6 gà trống lông đen: 2 gà trống lông xám: 3 gà mái lông đen: 3 gà mái lông đỏ: 1 gà mái lông xám: 1 gà mái lông trắng. Cho gà lông xám F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, đời con thu được:
A. 12,5% gà mái lông trắng.
B. tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 2: 1.
C. 100% gà trống lông xám có kiểu gen đồng hợp.
D. 100% gà lông xám.
05/11/2021 3 Lượt xem
Câu 4: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây đúng?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau quy định 1 axit amin, trừ bộ ba kết thúc.
C. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin, trừ AUG và UGG.
D. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3' đến 5’ trên mARN.
05/11/2021 1 Lượt xem
05/11/2021 3 Lượt xem
05/11/2021 2 Lượt xem

- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
87 người đang thi
- 976
- 40
- 40
-
77 người đang thi
- 772
- 22
- 40
-
26 người đang thi
- 687
- 5
- 40
-
24 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận