Câu hỏi:
Cho mạch điện AB gồm đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm R,C và đoạn MB gồm hộp kín X có thể chứa hai trong ba phần tử: điện trở, tụ điện và cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều \(u=120\sqrt{2}\cos 100\pi t\)(V) thì cường độ dòng điện ở mạch là \(i=2\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{12} \right)A.\) Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và MB vuông pha với nhau. Dùng vôn kế lí tưởng lần lượt mắc vào hai đầu đoạn mạch AM, MB thì số chỉ vôn kế tương ứng là \({{U}_{1}},{{U}_{2}},\) cho \({{U}_{1}}=\sqrt{3}{{U}_{2}}.\) Giá trị của mỗi phần tử trong hộp X là
A. \(R=36,74\Omega ;C=1,{{5.10}^{-4}}F\)
B. \(R=25,98\Omega ;L=0,048H\)
C. \(R=21,2\Omega ;L=0,068H\)
D. \(R=36,74\Omega ;L=0,117H\)
Câu 1: Năng lượng mà sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian, qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là
A. biên độ của âm.
B. độ to của âm.
C. mức cường độ âm.
D. cường độ âm.
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 2: Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
A. \(\lambda =vf\)
B. \(\lambda =2vf\)
C. \(\lambda =\frac{v}{f}\)
D. \(\lambda =\frac{2v}{f}\)
05/11/2021 6 Lượt xem
Câu 3: Có x nguồn giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động là 3V điện trở trong là 2Ω mắc với mạch ngoài là một bóng đèn loại (6V – 6W ) thành một mạch kín. Để đèn sáng bình thường thì giá trị của x là
A. \(x=3\)
B. \(x=6\)
C. \(x=4\)
D. \(x=2\)
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 4: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện tử tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai đầu tụ điện; u và i tương ứng là điện áp giữa hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là
A. \({{i}^{2}}=LC.\left( U_{0}^{2}-{{u}^{2}} \right)\)
B. \({{i}^{2}}=\frac{C}{L}\cdot \left( U_{0}^{2}-{{u}^{2}} \right)\)
C. \({{i}^{2}}=\sqrt{LC}.\left( U_{0}^{2}-{{u}^{2}} \right)\)
D. \({{i}^{2}}=\frac{L}{C}\cdot \left( U_{0}^{2}-{{u}^{2}} \right)\)
05/11/2021 5 Lượt xem
Câu 5: Một vật nhỏ có khối lượng 250g dao động điều hòa dọc theo trục Ox (gốc tại vị trí cân bằng của vật) thì giá trị của lực kéo về có phương trình F = -0,4.cos 4t (N) (t đo bằng s). Biên độ dao động của vật có giá trị là:
A. 8cm
B. 6cm
C. 12cm
D. 10cm
05/11/2021 4 Lượt xem
Câu 6: Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 10N/m, khối lượng của vật nặng là m = 100g, vật đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kéo vật dọc theo trục lò xo, ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn \(3\sqrt{2}\)cm rồi thả nhẹ, sau đó vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox trùng với trục lò xo, gốc O tại vị trí cân bằng của vật. Chọn gốc thời gian t = 0 là lúc vật qua vị trí x = -3cm theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
A. \(x=3\sqrt{2}.\cos \left( 10t+\frac{3\pi }{4} \right)\text{cm}\)
B. \(x=3.\cos \left( 10t-\frac{3\pi }{4} \right)cm\)
C. \(x=3\sqrt{2}.\cos \left( 10t-\frac{3\pi }{4} \right)\text{cm}\)
D. \(x=3\sqrt{2}.\cos \left( 10t-\frac{\pi }{4} \right)\text{cm}\)
05/11/2021 4 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý của Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương
- 6 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG môn Vật lý
- 1.2K
- 96
- 40
-
17 người đang thi
- 750
- 17
- 40
-
19 người đang thi
- 777
- 10
- 40
-
40 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận