Câu hỏi:
Cho hình chóp S. ABCD có đáy là hình thang với các cạnh đáy là AB, CD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AD, BC và G là trọng tâm tam giác SAB. Tìm thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi (IJG)
A. Thiết diện là tam giác GIJ.
B. Thiết diện là hình thang MIJN, với M, N là giao điểm của đường thẳng đi qua G và song song với AB với hai đường thẳng SA, SB.
C. Thiết diện là hình bình hành MIJN, với M, N là giao điểm của đường thẳng đi qua G và song song với AB với hai đường thẳng SA, SB.
D. Thiết diện là tam giác KIJ, với K là giao điểm của GI với SB.
Câu 1: Cho hình chóp S. ABCD có đáy là một tứ giác lồi. Gọi M và N lần lượt là trọng tâm của tam giác SAB và SAD. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. MN // PQ với P là giao điểm của SM và AB; Q là giao điểm của SN và AD
B. MN, BD chéo nhau.
C. MN và BD cắt nhau.
D. MN là đường trung bình của tam giác IBD với I là trung điểm của SA.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang với các cạnh đáy là AB, CD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AD, BC và G là trọng tâm của tam giác SAB. Tìm điều kiện của AB và CD để thiết diện của (GIJ) với hình chóp S.ABCD là hình bình hành.
A. AB = CD
B. AB = 3CD
C. 3AB = CD
D. AB = 2CD
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?
A. hai đường thẳng song song thì đồng phẳng
B. hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau
C. hai đường thẳng chéo nhau thì không đồng phẳng
D. Hai đường thẳng cắt nhau thì đồng phẳng
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Giả sử có ba đường thẳng a, b, c trong đó b // a và c //a. những phát biểu nào sau đây là sai?
(1) Nếu mặt phẳng (a, b) không trùng với mặt phẳng (a, c) thì b và c chéo nhau.
(2) Nếu mặt phẳng (a,b) trùng với mặt phẳng (a, c) thì ba đường thẳng a, b, c song song với nhau từng đôi một.
(3) Dù cho hai mặt phẳng (a, b) và (a, c) có trùng nhau hay không, ta vẫn có b // c.
A. Chỉ có (1) sai.
B. Chỉ có (2) sai
C. Chỉ có (3) sai
D. (1), (2) và (3) đều sai
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q lần lượt là các điểm nằm trên các cạnh BC, SC, SD, AD sao cho MN//BS, NP//CD, MQ // CD. Những khẳng định nào sau đây là đúng?
1) PQ // SA
(2) PQ // MN
(3) tứ giác MNPQ là hình thang
(4) tứ giác MNPQ là hình bình hành
A. (4)
B. (1) và (3)
C. (2) và (3)
D. (2) và (4)
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SB.
Gọi (P) là mặt phẳng qua M và song song với SA; BC.
Thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (P) là :
A. Tam giác
B. Tam giác cân tại M
C. Hình thang
D. Hình thang cân
30/11/2021 0 Lượt xem

- 0 Lượt thi
- 45 Phút
- 28 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
- 269
- 0
- 10
-
65 người đang thi
- 298
- 0
- 10
-
94 người đang thi
- 317
- 0
- 24
-
15 người đang thi
- 331
- 0
- 10
-
35 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận