Câu hỏi: Biết chồng giấu một khoản thu nhập để làm tài sản riêng, bà M đã tìm cách lấy trộm để cho cháu gái H chung vốn với người yêu (anh K) để mở cửa hàng kinh doanh quần áo. Thấy cửa hàng đông khách, bà M xui cháu H cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên cửa hàng đó khiến H bị trắng tay. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng bà M, anh K và H.
B. Vợ chồng bà M.
C. Vợ chồng bà M và H.
D. Anh K và H
Câu 1: Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng” cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên U cũng hứa giúp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh G và H.
B. Anh K, G, H và U.
C. Anh G, H và U
D. Anh K và anh G
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước.
B. Bằng mọi cách để đạt chỉ tiêu đề ra của doanh nghiệp.
C. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
D. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành.
05/11/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nào?
A. nhân thân.
B. gia đình.
C. tình bạn.
D. xã hội.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Theo quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định có quyền gì dưới đây?
A. Tiếp tục khiếu nại lần 3 lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
B. Không khiếu nại nữa.
C. Khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.
D. Tiếp tục khiếu nại lần 3 lên Cơ quan điều tra.
05/11/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là hình thức nào?
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật
D. áp dụng pháp luật
05/11/2021 3 Lượt xem
Câu 6: Trong buổi sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến của học sinh về việc thi đua khen thưởng. Học sinh A không đồng ý với quy định đó nên đã nhờ tổ trưởng của tổ mình lấy danh nghĩa cá nhân để nêu lên quan điểm cho mình. Học sinh C, D không đồng ý với ý kiến của tổ trưởng nên đã nói lên quan điểm của mình. Tập hợp ý kiến của học sinh, giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng cho lớp. Hành vi của người nào dưới đây thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
A. Học sinh A, tổ trưởng.
B. Học sinh C, D.
C. Giáo viên chủ nhiệm
D. Học sinh C, D và giáo viên chủ nhiệm.
05/11/2021 2 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD của Trường THPT Bình Phú
- 7 Lượt thi
- 50 Phút
- 40 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn GDCD
- 1.1K
- 177
- 40
-
47 người đang thi
- 770
- 87
- 40
-
45 người đang thi
- 620
- 35
- 40
-
22 người đang thi
- 650
- 18
- 40
-
89 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận