Trắc nghiệm tìm hiểu về bệnh viêm da - Phần 3

Trắc nghiệm tìm hiểu về bệnh viêm da - Phần 3

  • 18/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 310 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm tìm hiểu về bệnh viêm da - Phần 3. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm y tế y dược. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

27/11/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Trong giai đoạn mạn của viêm da điểm đặc trưng là:

A. Các mụn nước dập vỡ, chảy nước nhiều.

B. Đỏ da bong vảy

C. Mảng đỏ da - vảy, khô, giới hạn không rõ, kèm hiện tượng, liken hóa.

D. Da đỏ ít, ít phù nề, không chảy nước.

Câu 2: Chẩn đoán xác định viêm da.

A. Tổn thương cơ bản là mụn nước.

B. Mụn nước tập trung thành từng đám, từng mảng.

C. Bệnh hay tái phát và dai dẳng, Ngứa và chảy nước.

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Corticoide đường toàn thân có thể được chỉ định ngắn ngày trong:

A. Viêm da tiếp xúc cấp

B. Viêm da mạn

C. Điều trị dự phòng viêm da

D. Viêm da nhờn có nhiễm HIV

Câu 4: Về mô học - viêm da mạn có hình ảnh

A. Á sừng, liken hóa

B. Xốp bào

C. Thoát bào

D. Xung huyết

Câu 5: Viêm da thể tạng hài nhi bắt đầu sớm ở trẻ bụ bẩm, thường từ

A. Trước 2 tháng tuổi

B. Từ 3 - 6 tháng tuổi

C. 9 tháng - 1 tuổi

D. Sau 2 tuổi

Câu 6: Đặc điểm lâm sàng của viêm da thể tạng người lớn là:

A. Giới hạn rõ, ngứa ít

B. Mụn nước ngoài rìa thương tổn

C. Các mảng sẩn, liken hóa

D. Bệnh tặng nặng lên khi ở tuổi 40 - 50

Câu 7: Viêm da vi trùng có đặc điểm

A. Thương tổn không đối xứng

B. Giới hạn không rõ

C. Rải rác sẩn ngứa

D. Không liên quan đến các ổ nhiễm trùng kế cận

Câu 8: Viêm da tiếp xúc, dị nguyên thường gặp nhất là;

A. Bụi nhà

B. Nikel

C. Quần áo

D. Lông thú

Câu 9: Viêm da tiếp xúc là:

A. Bệnh do nhiễm khuẩn

B. Phản ứng của da với 1 dị nguyên bên ngoài

C. Bệnh do vi rút

D. Bệnh do di truyền

Câu 10: Viêm da tiếp xúc thuộc dạng:

A. Nhạy cảm type I

B. Nhạy cảm type II

C. Nhạy cảm type III

D. Nhạy cảm type IV

Câu 11: Xét nghiệm kính hiển vi nền đen dùng để chẩn đoán :

A. Bệnh Ecpet sinh dục

B. Bệnh giang mai

C. Bệnh hạ cam

D. Bệnh u hạt bẹn

Câu 12: Tét Tzanck chỉ có giá trị khi:

A. Các mụn nước hoá mủ

B. Các mụn nước còn nguyên vẹn

C. Các mụn nước mới vỡ

D. Các mụn nước đóng vảy tiết

Câu 16: Xét nghiệm chắc chắn nhất để chẩn đoán bệnh hạ cam :

A. Nhuộm gram dịch tiết

B. Cấy vào môi trường chọn lọc

C. Huyết thanh học

D. Soi tươi dịch tiết và nước muối sinh lý

Câu 18: Ở tuyến y tế cơ sở, khi phát hiện bệnh nhân có vết loét sinh dục, thái độ xử lý của bạn là :

A. Khám xác định có vết loét

B. Khám xác định có vết loét và cho xét nghiệm chuyên khoa

C. Điều trị ngay bệnh giang mai

D. Điều trị ngay bệnh giang mai và bệnh hạ cam

Câu 19: Thái độ của bạn khi gặp hạch chuyển sóng trong bệnh hạ cam và bệnh hạch xoài :

A. Chống chỉ định xẻ dẫn lưu

B. Cần cho kháng sinh trước khi xẻ dẫn lưu

C. Có thể chọc hút xuyên qua da lành

D. Xẻ dẫn lưu ngay

Câu 20: Cách tốt nhất để điều trị ecpet sinh dục sơ phát:

A. Nghỉ ngơi

B. Aciclovir

C. Corticoit

D. Vit. C liều cao

Câu 22: Viêm niệu đạo không có triệu chứng do Trùng roi ở nam giới chỉ được phát hiện khi :

A. Có triệu chứng nhiễm lậu cầu đi kèm

B. Có triệu chứng nhiễm chlamydia đi kèm

C. Nữ bạn tình có triệu chứng nhiễm trùng roi

D. Bạn tình nhiễm lậu cầu và chlamydia

Câu 23: Cách lây truyền chính của các tác nhân gây loét sinh dục là :

A. Hôn nhau

B. Bắt tay

C. Dùng chung dụng cụ các nhân

D. Tiếp xúc sinh dục

Câu 24: Chẩn đoán bệnh loét sinh dục thường :

A. Dễ dàng vì các hình ảnh lâm sàng điển hình

B. Dễ dàng nhờ phương pháp nhuộm gram

C. Phức tạp vì các hình ảnh lâm sàng không điển hình

D. Phức tạp vì vết loét thoáng qua

Câu 25: Ở nam giới, các vị trí thường gặp của bệnh loét sinh dục là :

A. Rãnh quy đầu

B. Trực tràng

C. Rãnh quy đầu và trực tràng

D. Rãnh quy đầu và quy đầu

Câu 27: Vị trí loét sinh dục thường gặp ở nam và nữ giới đồng tính luyến ái là vùng quanh

A. Âm đạo

B. Hậu môn và trực tràng

C. Âm đạo và hậu môn

D. Trực tràng

Câu 28: Tổn thương sơ phát của các tác nhân gây loét sinh dục :

A. Mụn nước / sẩn

B. Mụn mủ

C. Mụn nước / mụn mủ

D. Mụn nước / mụn mủ / sẩn

Câu 30: Trong bệnh loét sinh dục, các hạch thường sưng

A. Luôn luôn ở bên trái

B. Bên trái < bên phải

C. Bên trái > bên phải

D. Một bên hoặc hai bên

Câu 32: Ở phụ nữ trẻ khi nhiễm Chlamydia trachomatis ngoài viêm cổ tử cung còn có hội chứng niệu đạo bao gồm các triệu chứng ;

A. Đái khó

B. Đái mủ và viêm bàng quang vô khuẩn

C. Đái khó và viêm bàng quang vô khuẩn

D. Đái khó, đái mủ và viêm bàng quang vô khuẩn

Câu 33: Ở nam giới khi bị viêm niệu đạo mạn do lậu thường có triệu chứng giọt sương ban mai và cảm giác :

A. Đau ở trong niệu đạo

B. Đau như dao cắt ở trong niệu đạo

C. Ngứa dọc niệu đạo

D. Nhoi nhói ở trong niệu đạo

Câu 34: Ở nữ giới khi bị viêm cổ tử cung do lậu khi khám mỏ vịt thường thấy cổ tử cung :

A. Nhiều nhầy mủ , lộ tuyến và nề

B. Nhiều nhầy mủ , đỏ, nề và lộ tuyến

C. Nhiều nhầy mủ , đỏ và nề

D. Nhiều nhầy mủ và nề

Câu 35: Trong viêm niệu đạo bán cấp do Chlamydia trachomatis ở nam giới, tiến hành thử nghiệm 2 ly thấy :

A. Ly2 trong, ly 1 đục

B. Ly1 đục, ly 2 trong

C. Ly 1,2 trong và ly 1 có nhiều sợi chỉ

D. Ly 1 trong có nhiều sợi chỉ và ly 2 đục

Câu 36: Dấu nào sau đây được xem là dấu đặc trưng của viêm âm đạo cấp do Trùng roi:

A. Chấm xuất huyết ở môi bé

B. Chấm xuất huyết ở môi lớn

C. Chấm xuất huyết ở âm hộ

D. Chấm xuất huyết ở cổ tử cung

Câu 38: Soi tươi dịch niệu đạo và khí hư với dung dịch KOH 10% để tìm :

A. Tét amin

B. Nấm candida

C. Trùng roi âm đạo và nấm candida

D. Tét amin và nấm candida

Câu 39: Nuôi cấy tế bào là xét nghiệm qui chiếu để chẩn đoán

A. Lậu cầu

B. Trùng roi

C. Chlamydia

D. Lậu cầu và Trùng roi

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm tìm hiểu về bệnh viêm da - Phần 3
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Người đi làm