Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 30 (có đáp án): Ôn tập phần 1: Động vật không xương sống. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 5: Ngành chân khớp. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
07/02/2022
Thời gian
40 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở?
A. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể
B. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống
C. Đa dạng về cấu trúc cơ thể
D. Cả A, B và C
Câu 2: Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:
A. Dưới nước và trên cạn
B. Dưới nước và trên không
C. Trên cạn và trên không
D. Dưới nước, trên cạn và trên không
Câu 3: Động vật và thực vật giống nhau ở điểm nào?
A. Cấu tạo từ tế bào
B. Lớn lên và sinh sản
C. Có khả năng di chuyển
D. Cả A và B đúng
Câu 5: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ?
A. Sắc tố ở màng cơ thể
B. Màu sắc của hạt diệp lục
C. Màu sắc của điểm mắt
D. Sự trong suốt của màng cơ thể
Câu 6: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh
A. Tự dưỡng
B. Dị dưỡng
C. Tự dưỡng và dị dưỡng
D. Kí sinh
Câu 7: Trùng biến hình di chuyển được nhờ?
A. Các lông bơi
B. Roi dài
C. Chân giả
D. Không bào co bóp
Câu 8: Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là?
A. Thức ăn – không bào tiêu hóa – ra ngoài mọi nơi
B. Thức ăn – miệng – hầu – thực quản – dạ dày – hậu môn
C. Thức ăn – màng sinh chất – chất tế bào – thẩm thấu ra ngoài
D. Thức ăn – miệng – hầu – không bào tiêu hóa – không bào co bóp – lỗ thoát
Câu 9: Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là
A. Kí sinh
B. Tự dưỡng
C. Dị dưỡng
D. Tự dưỡng và dị dưỡng
Câu 10: Vật trung gian truyền trùng sốt rét cho con người là?
A. Ruồi
B. Muỗi Anôphen
C. Chuột
D. Gián
Câu 11: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là?
A. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
B. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
C. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
D. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
Câu 12: Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi?
A. Tế bào gai
B. Tế bào mô bì – cơ
C. Tế bào sinh sản
D. Tế bào thần kinh
Câu 13: Thủy tức sinh sản bằng cách nào?
A. Mọc chồi
B. Sinh sản hữu tính
C. Tái sinh
D. Tất cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Sứa tự vệ nhờ?
A. Di chuyển bằng cách co bóp dù
B. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt
C. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi
D. Không có khả năng tự vệ.
Câu 16: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?
A. Đối xứng tỏa tròn
B. Đối xứng hai bên
C. Không đối xứng
D. Luôn biến đổi hình dạng
Câu 17: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là?
A. Mắt và giác quan phát triển
B. Hệ tiêu hóa tiêu giảm
C. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển
D. Hệ sinh dục lưỡng tính
Câu 18: Ngành giun dẹp gồm?
A. Sán lông, sán lá
B. Sán lá, sán dây
C. Sán lông, sán dây
D. Sán lông, sán lá, sán dây
Câu 19: Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào?
A. Ruột non
B. Máu
C. Gan
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Giun dẹp?
A. Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều
B. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
C. Có hậu môn
D. Có giác bám
Câu 21: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?
A. Lớp vỏ cutin
B. Di chuyển nhanh
C. Có hậu môn
D. Cơ thể hình ống
Câu 22: Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển dễ dàng trong môi trường kí sinh?
A. Ruột thẳng
B. Có hậu môn
C. Có lớp vỏ cutin
D. Có lớp cơ dọc
Câu 23: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường?
A. Đường tiêu hóa
B. Qua da
C. Đường hô hấp
D. Qua máu
Câu 24: Đặc điểm chung của ngành giun tròn là?
A. Cơ thể hình trụ, có vỏ cuticun bao bọc
B. Khoang cơ thể chưa chính thức
C. Cơ quan tiêu hóa dạng ống
D. Tất cả đáp án trên đúng
Câu 25: Đặc điểm giúp giun đất thích nghi với đời sống đời sống chui rúc trong đất ẩm là?
A. Hệ tuần hoàn kín
B. Cơ thể lưỡng tính
C. Cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt
D. Hô hấp qua da
Câu 26: Giun đất có vai trò?
A. Làm đất mất dinh dưỡng
B. Làm chua đất
C. Làm đất tơi xốp, màu mỡ
D. Làm đất có nhiều hang hốc
Câu 27: Đặc điểm hệ tuần hoàn của giun đốt là?
A. Có hệ tuần hoàn, có máu
B. Chưa có hệ tuần hoàn, có máu
C. Chưa có hệ tuần hoàn, không có máu
D. Có hệ tuần hoàn, không có máu
Câu 29: Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai?
A. Đầu vỏ
B. Đỉnh vỏ
C. Cơ khép vỏ (bản lề vỏ)
D. Đuôi vỏ
Câu 30: Trai lấy mồi ăn bằng cách?
A. Dùng chân giả bắt lấy con mồi
B. Lọc nước
C. Kí sinh trong cơ thể vật chủ
D. Tấn công làm tê liệt con mồi
Câu 32: Ngành thân mềm có đặc điểm chung là?
A. Thân mềm, cơ thể không phân đốt
B. Có vỏ đá vôi, có khoang áo
C. Hệ tiêu hóa phân hóa
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 33: Cơ thể tôm có mấy phần?
A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
C. Có 2 phần là thân và các chi
D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
Câu 34: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm?
A. Râu
B. Vỏ cơ thể
C. Đuôi
D. Các đôi chân
Câu 35: Giáp xác có thể gây hại?
A. Truyền bệnh giun sán
B. Kí sinh ở da và mang cá
C. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền
D. Tất cả các đáp án trên đúng
Câu 36: Nhện có bao nhiêu phần?
A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
C. Có 2 phần là thân và các chi
D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
Câu 37: Châu chấu di chuyển bằng cách?
A. Bò bằng cả 3 đôi chân
B. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)
C. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh
D. Tất cả các đáp án trên là đúng
Câu 38: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do?
A. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực
B. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực
D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn
Câu 39: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ?
A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Câu 40: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
A. Các chân phân đốt khớp động
B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể
C. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
D. Có mắt kép
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận