Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 2 (có đáp án): Lai một cặp tính trạng (P1)

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 2 (có đáp án): Lai một cặp tính trạng (P1)

  • 30/11/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 295 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 2 (có đáp án): Lai một cặp tính trạng (P1). Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 1: Các thí nghiệm của Menđen. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

9 Lần thi

Câu 1:

Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?

A.    Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.

B.    Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

C. C.   Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.

D.    Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.

Câu 2:

Định luật Menden 1 còn gọi là định luật ……….; tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng…….; tính trạng kia không biểu hiện được gọi là tính trạng…….

A.    Đồng tính; trung gian; lặn

B.    Phân tính; trội; lặn

C.    Đồng tính; trội; lặn

D.    Phân tính; trung gian; trội hoặc lặn

Câu 3:

Theo định luật Menden 1:

A.    Khi lai giữa 2 bố mẹ khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ

B.    Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ

C.    Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ F1 chỉ biểu hiện tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ

D.    Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản thì các cơ thê lai ở thế hệ F1 đều đồng tính

Câu 4:

Hiện tượng đồng tính là

A.    Hiện tượng các cơ thể lai đều mang tính trạng giống nhau.

B.    Hiện tượng các cơ thể lai chỉ mang tính trạng có ở một bên bố hay mẹ. 

C.    Hiện tượng các cơ thể lai mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

D.    Hiện tượng các cơ thể lai đều mang tính trạng có ở cả bố và mẹ.

Câu 5:

Kiểu hình là gì?

A.    Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể

B.    Là hình dạng của cơ thể

C.    Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

D.    Là hình thái kiểu cách của một con người

Câu 6:

Kiểu hình là

A.    Kết quả tác động tương hỗ giữa kiểu gen với môi trường

B.    Tập hợp tất cả các tính trạng và đặc tính bên trong, bên ngoài cơ thể sinh vật

C.    Sự biểu hiện của kiểu gen thành hình thái cơ thể

D.    Câu A và B đúng

Câu 7:

Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?

A.    Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng

B.    Alen trội và lặn tác động đồng trội.

C.    Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.

D.    Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.

Câu 8:

Tính trạng lặn không biểu hiện ở thể dị hợp vì

A.    Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn

B.    Gen trội không át chế được gen lặn

C.    Cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau

D.    Cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết

Câu 9:

Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

A.    1 trội : 1 lặn.

B.    2 trội : 1 lặn.

C.    3 trội : 1 lặn.

D.    4 trội : 1 lặn.

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm của Menđen là đúng

A.    Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

B.    Khi lai giữa 2 bố mẹ có kiểu hình khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

C.    Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

D.    Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 lặn : 1 trội

Câu 11:

Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì:

A.    F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

B.    F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

C.    F1 phân li theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn

D.    F2 phân li theo tỉ lệ  9 : 3 : 3 : 1

Câu 12:

Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ…..(I)…. khác nhau về một cặp….(II)….. tương phản thì con lai ở F1 đều…..(III)….. về tính trạng của bô hoặc của mẹ và ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ xấp xỉ…..(IV)……

I, II, III, IV lần lượt là:

A.    thuần chủng, tính trạng, đồng loạt giống nhau, 75% trội: 25% lặn

B.    cùng loài, tính trạng, đồng loạt giống nhau, 50% trội: 50% lặn

C.    bất kì, tính trạng trội, thể hiện sự giống và khác nhau, 75% trội: 25% lặn

D.    cùng loài, gen trội, đồng loạt giống nhau, 50% trội: 50% lặn

Câu 13:

Xu hướng tất yếu biểu hiện tính trạng ở đời F2 của định luật phân li là

A.    F2 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 1 trội : 1 lặn

B.    Đời F2 có sự phân li kiểu gen theo tỷ lệ 1 : 2 :1

C.    F2 xuất hiện cả tính trạng của bố lẫn mẹ theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn

D.    F1 không có sự phân li kiểu hình

Câu 15:

Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì:

A.    F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

B.    F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

C.    F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn 

D.    F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn

Câu 16:

Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

A.    Mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.

B.    F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.

C.    F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.

D.     thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây là đúng về quy luật phân li?

A.    Trong quá trình phát sinh giao tử, có hiện tượng giao tử thuần khiết, có sự phân li tính trạng.

B.    Trong cơ thể lai F2 thể hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn theo tỉ lệ trung bình là 3 trôi: 1 lặn.

C.    Trong cơ thể lai F1, nhân tố di truyền lặn không bị trộn lẫn với nhân tố di truyền trội.

D.    Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

Câu 18:

Theo Menđen, cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng:

A.    Phân li đồng đều về mỗi giao tử.

B.    Cùng phân li về mỗi giao tử.

C.    Hoà lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử.

D.    Lấn át nhau khi phân li về mỗi giao tử.

Câu 19:

Nêu nội dung quy luật phân li?

A.    Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử

B.    Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ

C.    Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

D.    Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P

Câu 20:

Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

A.    Một nhân tố di truyền quy định.

B.    Một cặp nhân tố di truyền quy định.

C.    Hai nhân tố di truyền khác loại quy định.

D.    Hai cặp nhân tố di truyền quy định.

Câu 21:

Theo Menden các tính trạng được xác định bởi các…….

A.    Gen

B.    Biến dị

C.    Giao tử

D.    Nhân tố di truyền

Câu 22:

Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định:

A.    Tính trạng nào đó đang được nghiên cứu

B.    Các tính trạng của sinh vật.                   

C.    Các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể

D.    Các đặc điểm về sinh lí của một cơ thể.

Câu 24:

Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?

A.    Xác định được các dòng thuần.

B.    Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.

C.    Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

D.    Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.

Câu 25:

Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

A.    100% hạt vàng.

B.    1 hạt vàng : 3 hạt xanh.

C.    3 hạt vàng : 1 hạt xanh.

D.    1 hạt vàng : 1 hạt xanh.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Sinh 9 Bài 2 (có đáp án): Lai một cặp tính trạng (P1)
Thông tin thêm
  • 9 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Học sinh