Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án - Phần 34. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 10 năm được chia thành những giai đoạn nào?
A. Giai đoạn (2011 - 2020).
B. Giai đoạn 1 (2011 - 2015); Giai đoạn 2 (2016 - 2020).
C. Giai đoạn 1 (2011 - 2013); Giai đoạn 2 (2014 - 2017); Giai đoạn 3 (2017 - 2020).
D. Giai đoạn 1 (2011 - 2016); Giai đoạn 2 (2017 - 2020).
Câu 2: Mục tiêu Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn (2011 - 2020) vào năm 2020 thủ tục hành chính được cải cách cơ bản, mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính phải đạt được mức nào dưới đây?
A. Mức trên 80%.
B. Mức trên 70%
C. Mức trên 60%
D. Mức trên 50%
Câu 3: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) là một xã hội như thế nào?
A. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
B. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
C. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
D. Dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.
Câu 4: Vị trí pháp lý của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
A. Là cơ quan chấp hành của Nhà nước.
B. Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
C. Là cơ quan quyền lực của nhà nước.
D. Là cơ quan quyền lực của Quốc hội.
Câu 5: Theo Hiến pháp 2013 thì chức năng nào không phải của Chính phủ?
A. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
B. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật.
D. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Câu 6: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và nhờ người khác bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, trưng cầu dân ý và bỏ phiếu kín.
D. Phổ thông, bình đẳng và đại diện cử tri.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội:
A. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
B. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
C. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ
D. Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Câu 8: Theo Hiến pháp 2013, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân là thuộc chức danh nào dưới đây?
A. Tổng Bí thư
B. Chủ tịch nước
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Chủ tịch Quốc hội
Câu 9: Luật Tổ chức Chính phủ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19-6-2015 có hiệu lực thi hành từ ngày?
A. 01-12-2015
B. 01-01-2016
C. 01-7-2015
D. 01-6-2016
Câu 10: Luật tổ chức Chính phủ được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19-6-2015 quy định số lượng cấp phó như thế nào?
A. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 6.
B. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao không quá 6
C. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao không quá 5.
D. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 5.
Câu 11: Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan nào?
A. UBND tỉnh
B. Ban Tổ chức Tỉnh ủy
C. Bộ Nội vụ
Câu 12: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của cơ quan Nhà nước?
A. Tính không vụ lợi.
B. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị.
C. Tính quyền lực Nhà nước.
D. Tính dân chủ.
Câu 13: Nội Loại công văn nào dưới đây quy định không phải vào sổ?
A. Công văn gửi Đảng uỷ
B. Công văn mật.
C. Thư viết tay trao đổi công việc giữa lãnh đạo hai cơ quan nhà nước cấp huyện.
D. Công văn của cơ quan chủ quản.
Câu 14: Trong tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ta có:
A. Mặt trận Tổ quốc.
B. Văn phòng Chính phủ.
C. Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
D. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Câu 15: Thường trực HĐND có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
A. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
B. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.
C. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân, chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
D. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
Câu 16: Một trong những phương hướng chung nhằm hoàn thiện các cơ quan nhà nước ta theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN là:
A. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
B. Không ngừng mở rộng, bảo đảm và bảo vệ các quyền tự do, lợi ích của công dân.
C. Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với Nhà nước và giữa Nhà nước với công dân.
D. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 17: Theo Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân:
A. Đủ mười tám tuổi trở lên
B. Đủ mười chín tuổi trở lên
C. Đủ hai mươi tuổi trở lên
D. Đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
Câu 18: Uỷ ban nhân dân (UBND) có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
A. Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
B. Tổ chức, chỉ đạo công tác xét xử ở địa phương.
C. Soạn thảo Hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc tế
D. Quyết định những chủ trương, biện pháp lớn để xây dựng và phát triển địa phương về mọi mặt.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?
A. Quan điểm nhân văn.
B. Quan điểm lịch sử
C. Quan điểm Đảng lãnh đạo.
D. Quan điểm gắn lý luận với thực tiễn.
Câu 20: Theo tính chất pháp lý, quyết định nào dưới đây không phải là quyết định quản lý hành chính nhà nước?
A. Quyết định chung (Quyết định hành chính).
B. Quyết định quy phạm.
C. Quyết định xét xử của toà án.
D. Quyết định hành chính cá biệt.
Câu 21: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước?
A. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
B. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng van bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
C. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng công báo.
D. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
Câu 22: Một trong những yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước ta là:
A. Nội dung văn bản phải có tính khả thi.
B. Văn bản phải được đăng trên công báo.
C. Nội dung văn bản phải được Văn phòng kiểm tra.
D. Văn bản phải được lưu trữ.
Câu 23: Chủ tịch nước được ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Quyết định, Chỉ thị.
B. Lệnh, Quyết định.
C. Lệnh, Nghị quyết.
D. Nghị quyết, Chỉ thị.
Câu 24: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:
A. Bãi bỏ việc thi hành các văn bản sai trái của Chủ tịch UBND tỉnh.
B. Trình dự án Luật, Pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
C. Bảo đảm trợ cấp xã hội, chỉ đạo xây dựng Hợp tác xã, công tác thanh niên trong cả nước.
D. Xây dựng các dự án pháp luật (luật, pháp lệnh)
Câu 25: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) là:
A. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp của UBND cùng cấp.
B. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp.
C. Tổ chức kinh doanh ở địa phương.
D. Hàng năm báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương.
Câu 26: Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
A. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
B. Ban hành Thông tư.
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
D. Ban hành Nghị quyết, Quyết định.
Câu 27: Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Ban hành Nghị quyết và Quyết định.
B. Ban hành Quyết định.
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
D. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
Câu 28: Khẳng định nào sau đây là đúng theo Hiến pháp năm 2013:
A. Mọi người được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
B. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
C. Mọi người chỉ được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
D. Mọi người bắt buộc phải kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
Câu 29: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Chính phủ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Nghị định.
B. Quyết định, Chỉ thị.
C. Nghị quyết, Nghị định.
D. Nghị quyết, Thông tư
Câu 30: Hệ thống chính trị ở Việt Nam có:
A. Đảng cộng sản Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Trung tâm của hệ thống chính trị.
C. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị.
D. Nền hành chính nhà nước là chỗ dựa của hệ thống chính trị
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận