Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án - Phần 26. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Trắc nghiệm công chức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
16/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Hội đồng nhân dân có thẩm quyền ban hành văn bản sau:
A. Nghị quyết, quyết định.
B. Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
C. Nghị quyết, Chỉ thị.
D. Nghị quyết.
Câu 2: Cơ quan nào dưới đây có quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân ( Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003)?
A. Bộ Nội vụ.
B. Quốc hội.
C. Vụ tổ chức cán bộ của Bộ, Ngành; Sở Nội vụ của UBND tỉnh, thành phố.
D. Chính phủ
Câu 3: Văn bản quản lý hành chính nhà nước hết hiệu lực khi:
A. Hết thời hạn có hiệu lực quy định trong văn bản.
B. Người ký văn bản không đúng thẩm quyền.
C. Văn bản bị chồng chéo.
D. Văn bản ban hành đã quá lâu, đã lỗi thời.
Câu 4: Một trong những đặc tính chủ yếu của nền hành chính nhà nước ta là:
A. Tính dân chủ.
B. Tính nhân dân.
C. Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng.
D. Tính hiện đại.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân?
A. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
B. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ.
C. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, an ninh, trật tự và báo cáo UBND trong phiên họp gần nhất.
D. Ra quyết định, Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Câu 6: Loại văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Công văn gửi Đảng ủy.
B. Thông báo ý kiến Thủ tướng.
C. Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
D. Công văn của Văn phòng Bộ.
Câu 7: Nhiệm vụ, quyền hạn nào không phải của Thủ tướng Chính phủ?
A. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ UBND các cấp.
B. Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ.
C. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ.
D. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Câu 8: Yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm có:
A. Nội dung văn phải có tính hợp pháp, hợp lý và khả thi.
B. Văn bản phải được đăng trên công báo.
C. Nội dung văn bản bản phải được Văn phòng kiểm tra.
D. Văn bản phải được lưu trữ.
Câu 9: Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Nghị quyết, Nghị định.
B. Nghị quyết, Nghị định.
C. Nghị định.
D. Nghị định, Thông tư.
Câu 10: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
A. Ban hành Quyết định.
B. Ban hành Thông tư.
C. Ban hành Quyết định và Chỉ thị.
D. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
Câu 11: Một trong những hình thức hoạt động của Chính phủ là:
A. Tham gia công tác xét xử.
B. Sự hoạt động của các Bộ trưởng với tư cách là thành viên của Chính phủ tham gia vào công việc chung của Chính phủ và với tư cách là người đứng đầu một Bộ hay cơ quan ngang Bộ.
C. Vay vốn nước ngoài và các tổ chức Quốc tế để phát triển kinh tế.
D. Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 12: Yêu cầu về nội dung của văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm:
A. Văn bản phải được đăng trên Công báo.
B. Nội dung văn bản phải được Văn phòng kiểm tra.
C. Nội dung văn bản phải có tính khoa học.
D. Văn bản phải được lưu trữ.
Câu 13: Quyết định quản lý hành chính nhà nước có đặc điểm nào dưới đây:
A. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành.
B. Quyết định quản lý hành chính nhà nước mang tính dưới Luật, nó được ban hành trên cơ sở và để thực hiện Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
C. Quyết định quản lý hành chính Nhà nước được ban hành để thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính về thời gian, không gian và đối tượng thi hành.
D. Quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành để cụ thể hóa các quy phạm pháp luật trong các luật do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, hoặc các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
Câu 14: Chính phủ có quyền sau đây đối với Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố:
A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch HĐND.
B. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm của HĐND.
C. Bồi dưỡng đại biểu HĐND kiến thức về quản lý nhà nước.
D. Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm áp dụng pháp luật ở nước ta?
A. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức- quyền lực Nhà nước.
B. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội.
C. Áp dụng pháp luật là hoạt động xét xử của Toà án.
D. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo.
Câu 16: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây?
A. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
B. Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ.
C. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những van bản sai trái của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình và những văn bản sai trái của UBND, Chủ tịch UBND cấp dưới.
D. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội.
Câu 17: Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau:
A. Ban hành Nghị quyết, Quyết định.
B. Ban hành Quyết định.
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
D. Ban hành Nghị quyết, Chỉ thị.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta?
A. Quan điểm Đảng lãnh đạo.
B. Quan điểm nhân văn.
C. Quan điểm lịch sử.
D. Quan điểm phát triển.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm, đặc tính của nhà nước pháp quyền Việt Nam?
A. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa.
B. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
C. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
D. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan Nhà nước.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây là quyết định quản lý hành chính nhà nước?
A. Quyết định bổ nhiệm sĩ quan trong Quân đội.
B. Bản án của Hội đồng xét xử Tòa hành chính.
C. Quyết định của Tổ chức xã hội.
D. Chỉ thị, Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Câu 21: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có:
A. Các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND, HĐND các cấp.
B. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
C. Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và Văn phòng Chủ tịch nước do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
D. Cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 22: Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền ban hành văn bản loại văn bản nào dưới đây?
A. Ban hành Nghị quyết, Nghị định và Quyết định.
B. Ban hành Thông tư.
C. Ban hành Quyết định, Chỉ thị.
D. Ban hành Quyết định, Chỉ thị và Thông tư.
Câu 23: Công việc do tập thể Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số là:
A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương.
B. Quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
C. Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp và Pháp luật.
D. Quyết định việc thành lập, sát nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây đúng về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức?
A. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương; quy định định mức biên chế hành chính sự nghiệp thuộc UBND.
B. Bộ Nội vụ là cơ quan quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND.
C. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát.
D. Bộ nội vụ quyết định biên chế cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội.
Câu 25: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta?
A. Nguyên tắc quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật.
B. Nguyên tắc bình đẳng.
C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
D. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ.
Câu 26: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính Nhà nước.
A. Văn bản được áp dụng từ ngày đăng công báo.
B. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
C. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau
D. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực.
Câu 27: Vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển đất nước được thể hiện ở khía cạnh sau đây:
A. Xác định thẩm quyền của cán bộ, công chức.
B. Là cầu nối giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, là công cụ hữu hiệu để phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta.
C. Phát triển nguồn lực trong sản xuất – kinh doanh.
D. Làm cơ sở để hoạch định chính sách an ninh, quốc phòng.
Câu 28: Đối với HĐND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Chính phủ có quyền:
A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch HĐND.
B. Chỉ đạo các kỳ họp tổng kết hàng năm.
C. Phê chuẩn danh sách các đại biểu theo nhiệm kỳ.
D. Giải quyết những kiến nghị của HĐND.
Câu 29: Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây:
A. Đôn đốc, kiểm tra UBND cùng các cơ quan nhà nước khác ở địa phương.
B. Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương.
C. Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân, chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
D. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân.
Câu 30: Văn bản pháp quy nào dưới đây người có thẩm quyền không phải ký thay mặt Thủ trưởng cơ quan?
A. Nghị quyết.
B. Nghị định
C. Chỉ Thị
D. Quy chế
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi công chức ngành Thuế có đáp án Xem thêm...
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Người đi làm
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận