Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Ôn dịch thuốc lá có đáp án. Tài liệu bao gồm 15 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Ngữ Văn 8 Tập 1. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
15 Phút
Tham gia thi
5 Lần thi
Câu 1: Văn bản Ôn dịch thuốc lá có sự kết hợp chặt chẽ của 2 phương thức tạo lập văn bản nào?
A. Lập luận và thuyết minh
B. Thuyết minh và tự sự
C. Tự sự và biểu cảm
D. Biểu cảm và thuyết minh
Câu 2: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa của từ “ôn dịch” được dùng ở nhan đề của bài?
A. Nói về một căn bệnh rất dễ lây lan
B. Nói về một căn bệnh rất nguy hiềm
C. Nói về một loại động vật có hại
D. Là từ dùng làm tiếng chửi rủa
Câu 3: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của việc dùng dấu phẩy ở nhan đề “Ôn dịch, thuốc lá” của văn bản?
A. Dùng để ngăn cách hai bộ phận “ôn dịch” và “thuốc lá” trong nhan đề của văn bản
B. Dùng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm: vừa căm tức, vừa ghê tởm đối với thuốc lá
C. Dùng bộ phận “thuốc lá” để chú thích cho bộ phận “ôn dịch”
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 4: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”?
A. Nói lên tính chất của nạn nghiện thuốc lá: là tệ nạn rất dễ lây lan
B. Nói lên tính chất của những tác hại mà thuốc lá gây nên: là những tác hại không dễ kịp thời nhận biết
C. Nói lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống gia đình và xã hội
D. Cả ba nội dung trên
Câu 5: Theo em, câu văn “nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Liệt kê
D. Tương phản
Câu 6: Trong bài, tác giả đã so sánh tác hại của thuốc lá với việc gì?
A. Với việc tằm ăn dâu
B. Với việc lan truyền nhanh của các loại ôn dịch
C. Với việc bị giặc ngoại xâm đánh phá
D. Với việc sử dụng bao bì ni lông
Câu 7: Trong cụm từ tằm ăn dâu, dâu được ví với cái gì?
A. Sức khỏe con người
B. Thuốc lá
C. Khói thuốc lá
D. Giặc ngoại xâm
Câu 8: Trọng cụm từ tằm ăn dâu, tằm được ví với cái gì?
A. Thuốc lá
B. Con người
C. Khói thuốc lá
D. Bác sĩ
Câu 9: Vấn đề mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu “Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu” là gì?
A. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người là không đáng kể
B. Rượu gây tác hại đối với sức khỏe con người mạnh hơn thuốc lá
C. Người hút thuốc lá không bị say cũng không bị chết
D. Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người chậm hơn các chất kích thích khác nhưng rất rõ ràng
Câu 10: Ý nào được tác giả đề cập đến trong bài viết không nói đến tác hại của thuốc lá?
A. Gây ho hen, đờm dãi và sau nhiều năm gây viêm phế quản
B. Gây ung thu vòm họng và ung thư phổi
C. Gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu
D. Làm tăng huyết áp, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim
E. E. Làm cho thai nhi bị nhiễm độc, mẹ đẻ non và con sinh ra đã suy yếu
F. F. Những người lớn hút thuốc vừa đầu độc con em, vừa nêu gương xấu cho họ
Câu 11: Đoạn Có người bảo ... nêu gương xấu nói lên tác hại của thuốc lá về phương diện nào?
A. Kinh tế
B. Xã hội
C. Chính trị
D. Giáo dục
Câu 12: Nhận định nào nói lên quan điểm của tác giả về việc hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá trên phương diện xã hội?
A. Là “một tội ác”
B. Là “quyền của anh”
C. Là “một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng”
D. Là một loại “ôn dịch”
Câu 13: Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong đoạn văn sau là gì?
Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mĩ. Chỉ có khác là một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có một cách là trộm cắp. Trộm một lần, quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc.
(Ôn dịch, thuốc lá)
A. Trộm cắp – cách kiếm tiền để mua thuốc lá của thanh niên Việt Nam
B. Nguyên nhân dẫn đến nạn trộm cắp ở nước ta là nghiện thuốc lá
C. Thuốc lá ở Việt Nam đắt hơn ở các nước Âu – Mĩ
D. So sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ
Câu 14: Câu nào nói lên chủ đề của đoạn văn trên?
A. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu – Mĩ
B. Đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao thuốc lá 555 - vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có một cách là trộm cắp
C. Trộm một lần, quen tay
D. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc .
Câu 15: Dấu gạch ngang trong câu Chỉ có khác là một thanh niên Mĩ, 1 đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15 000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có một cách là trộm cắp được dùng để làm gì?
A. Để nối các vế câu
B. Để giải thích
C. Để liệt kê
D. Để đánh dấu lời của nhân vật
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận