Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án - Phần 18. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
9 Lần thi
Câu 1: Chính cương Đảng Lao Động Việt Nam tháng 2 - 1951 đã nêu ra các tính chất của xã hội Việt Nam
A. Dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến
B. Dân chủ và dân tộc
C. Thuộc địa nửa phong kiến
D. Dân tộc và dân chủ mới
Câu 2: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai của Đảng Lao Động Việt Nam đã thông qua một văn kiện mang tính chất cương lĩnh. Đó là:
A. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam
B. Cương lĩnh cách mạng Việt Nam.
C. Luận cương về cách mạng Việt Nam
D. Cương lĩnh của Đảng Lao Động Việt Nam
Câu 3: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai, Đảng quyết định đổi tên thành
A. Đảng Cộng sản Đông Dương
B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác
D. Đảng Lao Động Việt Nam
Câu 4: Thời gian và địa điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai
A. Tháng 3 - 1935, tại Ma Cao, Trung Quốc
B. Tháng 2 - 1950, tại Tân Trào, Tuyên Quang
C. Tháng 2 - 1951, tại Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang
D. Tháng 3 - 1951, tại Việt Bắc
Câu 5: Sau 16 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên Đảng đã tuyên bố ra hoạt động công khai và tiến hành. Đó là Đại hội lần thứ mấy?
A. Đại hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất
B. Đại hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai
C. Đại hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba
D. Cả ba phương án đều sai
Câu 6: Ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới Thu - Đông đối với cách mạng Việt Nam.
A. Giáng một đòn nặng nề vào ý chí xâm lược của địch, đập tan tuyến phòng thủ và giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới, nối liền Việt Nam với thế giới
B. Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về trình độ chiến đấu của quân đội Việt Nam
C. Quân ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo bước chuyển biến lớn của kháng chiến vào giai đoạn mới
D. Tất cả các phương án trên
Câu 7: Để phá thế bao vây cô lập, phát triển lực lượng và giành thế chủ động, tháng 6 - 1950, lần đầu tiên TW Đảng đã chủ trương mở chiến dịch tiến công quy mô lớn. Đó là:
A. Chiến dịch Việt Bắc
B. Chiến dịch Tây Bắc
C. Chiến dịch Biên Giới
D. Chiến dịch Thượng Lào
Câu 8: Việt Nam đã bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và một số nước khác vào thời điểm nào?
A. Năm 1945
B. Năm 1948
C. Năm 1950
D. Năm 1953
Câu 9: Tháng 3 - 1951, Đại Hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành
A. Mặt trận Việt Nam cách mạng thanh niên
B. Mặt trận Việt Minh
C. Mặt trận Tổ Quốc
D. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt)
Câu 10: Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt được tổ chức vào thời gian nào?
A. Tháng 3 - 1951
B. Tháng 2 - 1952
C. Tháng 3 - 1953
D. Tháng 1 - 1953
Câu 11: Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng đã chủ trương mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc với việc
A. Thống nhất Việt Minh và Liên Việt
B. Thành lập Mặt trận Liên Việt
C. Mở rộng Mặt trận Việt Minh
D. Cả 3 phương án trên
Câu 12: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khẩu hiệu “Tích cực cầm cự và chuẩn bị tổng phản công” được nêu ra khi nào?
A. 1948
B. 1949
C. 1950
D. 1951
Câu 13: Ban Thường vụ TƯ Đảng đã ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc vào thời gian nào?
A. Ngày 27 - 3 - 1946
B. Ngày 28 - 3 - 1946
C. Ngày 27 - 3 - 1948
D. Ngày 28 - 4 - 1949
Câu 14: Đầu năm 1948, TW Đảng đã đề ra cách thức thực hiện cách mạng ruộng đất theo đường lối riêng biệt của cách mạng Việt Nam, đó là:
A. Cải cách ruộng đất
B. Cải cách từng bước để dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ
C. Sửa đổi chế độ ruộng đất trong phạm vi không có hại cho nông dân.
D. Các nội dung đều đúng
Câu 15: Đại hội văn hoá toàn quốc lần thứ hai xác định phương châm xây dựng nền văn hoá mới:
A. Dân tộc hoá
B. Đại chúng hoá
C. Khoa học hoá
D. Cả ba phương án trên
Câu 16: Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai diễn ra khi nào?
A. Tháng 6 - 1948
B. Tháng 7 - 1948
C. Tháng 7 - 1949
D. Tháng 8 - 1949
Câu 17: Chiến dịch nào còn có tên là chiến dịch Hoàng Hoa Thám?
A. Trung Du
B. Đường 18
C. Hà Nam Ninh
D. Biên giới
Câu 18: Để thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27 - 3 - 1948, Ban Thường vụ TW Đảng ra chỉ thị
A. Chống lại âm mưu thâm độc dùng người Việt đánh người Việt
B. Phát động phong trào thi đua ái quốc
C. Tiến hành chiến tranh du kích trên cả nước
D. Tất cả các phương án trên
Câu 19: Sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 những chuyển biến lớn của tình hình thế giới ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam
A. Sự thắng lợi và phát triển mạnh mẽ của Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân á - Âu và Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B. Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu vừa vực dậy vừa khống chế các nước Tây Âu
C. Thực dân Pháp vấp phải những khó khăn về kinh tế, chính trị và phong trào phản chiến ở nước Pháp phát triển
D. Tất cả các phương án trên
Câu 20: Một số thành quả tiêu biểu của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947?
A. Tiêu diệt 7000 tên địch, phá huỷ hàng trăm xe, đánh chìm 16 ca nô và nhiều phương tiện chiến tranh khác
B. Bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến
C. Lực lượng vũ trang ta được tôi luyện và trưởng thành
D. Cả 3 phương án trên
Câu 21: Ngày 15 - 10 - 1947, để đối phó với cuộc tấn công của thực dân Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra.
A. Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc
B. Chỉ thị “Phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp”
C. Chủ trương tiến công quân Pháp ở vùng sau lưng chúng
D. Lời kêu gọi đánh tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp
Câu 22: Khi bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã thực hiện chiến lược:
A. Dùng người Việt đánh người Việt
B. Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
C. Đánh nhanh thắng nhanh
D. Hai phương án A và B
Câu 23: Chiến thắng nào đã căn bản đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp?
A. Việt Bắc
B. Trung Du
C. Biên Giới
D. Hà Nam Ninh
Câu 24: Đâu là nơi được coi là căn cứ địa cách mạng của cả nước trong kháng chiến chống Pháp?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Hà Nội
D. Điện Biên Phủ
Câu 25: Tác giả tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Lê Duẩn
C. Trường Chinh
D. Phạm Văn Đồng
Câu 26: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” được phát hành khi nào?
A. Tháng 6 - 1946
B. Tháng 7 - 1946
C. Tháng 7 - 1947
D. Tháng 9 - 1947
Câu 27: Phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp là:
A. Toàn dân
B. Toàn diện
C. Lâu dài và dựa vào sức mình là chính
D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 28: Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân ta trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp:
A. Chống đế quốc giành độc lập dân tộc
B. Xoá bỏ những tàn tích phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân
C. Xây dựng chế độ dân chủ mới
D. Cả ba phương án trên
Câu 29: Những văn kiện nào dưới đây được coi như Cương lĩnh kháng chiến của Đảng ta:
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh
D. Cả ba phương án trên
Câu 30: Cuộc tổng giao chiến lịch sử mở đầu của kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta ở Hà Nội đã diễn ra trong
A. 60 ngày đêm
B. 30 ngày đêm
C. 12 ngày đêm
D. 90 ngày đêm
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án Xem thêm...
- 9 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận