Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án - Phần 17. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Xã hội nhân văn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
18/10/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
11 Lần thi
Câu 1: Hội nghị Ban thường vụ Trung Đảng họp mở rộng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc họp vào thời gian nào?
A. Ngày 18 - 12 - 1946
B. Ngày 19 - 12 - 1946
C. Ngày 20 - 12 - 1946
D. Ngày 22 - 12 - 1946
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
A. Đêm ngày 18 - 9 - 1946
B. Đêm ngày 19 - 12 - 1946
C. Ngày 20 - 12 - 1946
D. Cả ba phương án đều sai
Câu 3: Quân đội của Tưởng Giới Thạch đã rút hết khỏi miền Bắc nước ta vào thời gian nào?
A. Cuối tháng 8 - 1946
B. Đầu tháng 8 - 1946
C. Đầu tháng 9 - 1946
D. Cuối tháng 9 - 1946
Câu 5: Cuối năm 1946, thực dân Pháp đã bội ước, liên tục tăng cường khiêu khích và lấn chiếm thêm một số địa điểm như:
A. Thành phố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn
B. Đà Nẵng, Sài Gòn
C. Hải Phòng, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái
D. Thành phố Hải phòng, thị xã Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội
Câu 6: Sau bản Hiệp định sơ bộ, ngày 14 - 9 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ký bản Tạm ước với Chính phủ Pháp với nội dung:
A. Pháp thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Việt Nam
B. Chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
C. Đình chỉ xung đột ở miền Nam và sẽ tiếp tục đàm phán vào 1 - 1947
D. Các nội dung đều đúng
Câu 7: Sau khi ký bản Hiệp định Sơ bộ, ngày 9 - 3 - 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra
A. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc
B. Chỉ thị Hoà để tiến
C. Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến
D. Tất cả các phương án trên
Câu 8: Sự kiện mở đầu cho sự hoà hoãn giữa Việt Nam và Pháp:
A. Pháp ngừng bắn ở miền Nam
B. Việt Nam với Pháp nhân nhượng quyền lợi ở miền Bắc
C. Ký kết hiệp định Sơ bộ 6 - 3 - 1946 giữa Việt Nam với Pháp
D. Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh trao đổi quyền lợi cho nhau
Câu 9: Tại sao Đảng lại lựa chọn giải pháp thương lượng với Pháp?
A. Chấm dứt cuộc kháng chiến ở Nam Bộ
B. Buộc quân Tưởng phải rút ngay về nước, tránh được tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ
C. Phối hợp với Pháp tấn công Tưởng.
D. Các nội dung đều đúng
Câu 10: Đảng ta đã lựa chọn giải pháp gì trong mối quan hệ với thực dân Pháp sau ngày Pháp và Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh (28 - 2 - 1946).
A. Thương lượng và hoà hoãn với Pháp
B. Kháng chiến chống thực dân Pháp
C. Nhân nhượng với quân đội Tưởng
D. Chống cả quân đội Tưởng và Pháp
Câu 11: Những sách lược nhân nhượng của Đảng ta với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc sau cách mạng tháng Tám
A. Cho Việt Quốc, Việt Cách tham gia Quốc hội và Chính phủ
B. Cung cấp lương thực thực phẩm cho quân đội Tưởng
C. Chấp nhận cho quân Tưởng tiêu tiền Quan kin, Quốc tệ
D. Cả ba phương án kể trên
Câu 12: Để gạt mũi nhọn tiến công kẻ thù, Đảng ta đã tuyên bố tự giải tán vào ngày tháng năm nào và lấy tên gọi là gì?
A. 2.9.1945 - Đảng Cộng sản Đông Dương
B. 25 - 11 - 1945 - Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin
C. 3 - 2 - 1946 - Đảng Lao động Việt Nam
D. 11 - 11 - 1945 - Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương
Câu 13: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thông qua vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 9 - 11 - 1945
B. Ngày 10 - 10 - 1946
C. Ngày 9 - 11 - 1946
D. Ngày 9 - 11 - 1947
Câu 14: Kỳ họp Quốc hội thứ nhất thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khi nào?
A. Ngày 3 - 2 - 1946
B. Ngày 2 - 3 - 1946
C. Ngày 3 - 4 - 1946
D. Ngày 3 - 3 - 1945
Câu 15: Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được bầu khi nào?
A. Ngày 4 - 1 - 1946
B. Ngày 5 - 1 - 1946
C. Ngày 6 - 1 - 1946
D. Ngày 7 - 1 - 1946
Câu 16: Đảng ta đã phát động phong trào gì để ủng hộ nhân lực cho Nam Bộ kháng chiến chống Pháp từ ngày 23 - 9 - 1945?
A. Vì miền Nam “thành đồng Tổ quốc”
B. Hướng về miền Nam ruột thịt
C. Nam tiến
D. Cả ba phương án trên
Câu 17: Nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bảo vệ chính quyền cách mạng vào ngày nào?
A. Ngày 23 - 9 - 1945
B. Ngày 23 - 11 - 1945
C. Ngày 19 - 12 - 1946
D. Ngày 10 - 12 - 1946
Câu 18: Phong trào mà Đảng đã vận động nhân dân chống nạn mù chữ diễn ra sau cách mạng tháng Tám - 1945?
A. Xây dựng nếp sống văn hoá mới
B. Bình dân học vụ
C. Bài trừ các tệ nạn xã hội
D. Xoá bỏ văn hoá thực dân nô dịch phản động
Câu 19: Những thành tựu căn bản của cách mạng Việt Nam trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng sau 1945?
A. Tổ chức tổng tuyển cử và ban hành Hiến pháp
B. Củng cố và mở rộng mặt trận Việt Minh
C. Xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang nhân dân
D. Tất cả các phương án trên
Câu 20: Chủ trương và sách lược của Trung ương Đảng trong việc đối phó với các lực lượng đế quốc sau cách mạng tháng Tám - 1945:
A. Thêm bạn bớt thù
B. Hoa - Việt thân thiện
C. Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế đối với Pháp
D. Cả ba phương án kể trên
Câu 21: Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc đã xác định khẩu hiệu cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám - 1945:
A. Dân tộc giải phóng
B. Thành lập chính quyền cách mạng
C. Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết
D. Đoàn kết dân tộc và thế giới
Câu 22: Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng ngày 25 - 11 - 1945, xác định nhiệm vụ nào là trung tâm, bao trùm nhất?
A. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng
B. Chống thực dân Pháp xâm lược
C. Cải thiện đời sống nhân dân
D. Các nội dung đều đúng
Câu 23: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc ra đời ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 25 - 11 - 1945
B. Ngày 26 - 11 - 1945
C. Ngày 25 - 11 - 1946
D. Ngày 26 - 11 - 1946
Câu 24: Sau ngày tuyên bố độc lập Chính phủ lâm thời đã xác định các nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết:
A. Chống ngoại xâm
B. Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm
C. Chống ngoại xâm và nội phản
D. Cả ba phương án trên
Câu 25: Kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam ngay sau Cách mạng 8 - 1945?
A. Thực dân Pháp xâm lược.
B. Tưởng Giới Thạch và tay sai
C. Thực dân Anh xâm lược
D. Giặc đói và giặc dốt
Câu 26: Những thuận lợi căn bản của đất nước sau cách mạng tháng Tám - 1945?
A. Cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ
B. Hệ thống chính quyền cách mạng nhân dân được thiết lập
C. Nhân dân có quyết tâm bảo vệ chế độ mới
D. Tất cả các phương án trên
Câu 27: Những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam sau cách mạng tháng Tám - 1945:
A. Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá
B. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
C. Hơn 90% dân số không biết chữ
D. Tất cả các phương án trên
Câu 28: Tình hình đất nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 được ví như hình ảnh:
A. Nước sôi lửa nóng
B. Nước sôi lửa bỏng
C. Ngàn cân treo sợi tóc
D. Trứng nước
Câu 29: Nhân dân ta phải tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương vì:
A. Đó là lúc so sánh lực lượng có lợi nhất đối với cách mạng
B. Đó là lúc kẻ thù cũ đã ngã gục nhưng kẻ thù mới chưa kịp đến
C. Quân Đồng minh có thể dựng ra một chính quyền trái với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta
D. Tất cả các lý do trên
Câu 30: Hội nghị nào đã quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
B. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng
C. Hội nghị toàn quốc của Đảng
D. Hội nghị Tổng bộ Việt Minh
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử Đảng có đáp án Xem thêm...
- 11 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận