Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án

  • 30/11/2021
  • 23 Câu hỏi
  • 245 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án. Tài liệu bao gồm 23 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Giáo dục công dân 12. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

19 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Bình đẳng giữa các địa phương.

C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.

Câu 2:

Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa?

A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

C. Các dân tộc có duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.

D. Các dân tộc không được duy trì những lê hộ riêng của dân tộc mình.

Câu 3:

Phương án nào dưới đây là một trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc đều được phát huy.

B. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.

C. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.

D. Chỉ duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam, không duy trì văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Câu 5:

Việc đảm bảo tỷ lệ thaích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu 7:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.

B. Đầu tư.

C. Kinh tế.

D. Văn hóa, xã hội.

Câu 9:

Một trong các nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

A. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.

B. đều có đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.

C. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.

D. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.

Câu 10:

Việc nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện

A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.

B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.

C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.

D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.

Câu 11:

Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng

A. về bầu cử, ứng cử.

B. về tham gia quản lý nhà nước.

C. giữa các dân tộc, tôn giáo.

D. giữa người theo đạo và người không theo đạo.

Câu 12:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về chính trị.

B. Bình đẳng về xã hội.

C. Bình đẳng về kinh tế.

D. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.

Câu 14:

Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện bình đẳng

A. giữa các vùng miền.

B. giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.

C. giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.

D. giữa các thành phần dân cư.

Câu 17:

Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng

A. giữa miền ngược với miền xuôi.

B. giữa các dân tộc.

C. giữa các thành phần dân cư.

D. giữa các trường học.

Câu 20:

Nội dung nào nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?

A. Các tôn giáo không cần chịu sự quản lí của Nhà nước.

B. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lí.

C. Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.

D. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.

Câu 21:

Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

B. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.

C. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

D. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn tôn giáo nhỏ.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 19 Phút
  • 23 Câu hỏi
  • Học sinh