Trắc nghiệm Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng có đáp án (Nhận biết. Thông hiểu)

Trắc nghiệm Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng có đáp án (Nhận biết. Thông hiểu)

  • 30/11/2021
  • 15 Câu hỏi
  • 179 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng có đáp án (Nhận biết. Thông hiểu). Tài liệu bao gồm 15 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.6 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

20 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng:

A. là hiện tượng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có xu hướng giữ cho diện tích của bề mặt chất lỏng là lớn nhất có thể

B. là hiện tượng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có xu hướng giữ cho thể tích chất lỏng là nhỏ nhất có thể

C. là hiện tượng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có xu hướng giữ cho diện tích của bề mặt chất lỏng là nhỏ nhất có thể

D. là hiện tượng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng, tại đó xuất hiện lực căng bề mặt của chất lỏng có xu hướng giữ cho thể tích chất lỏng là lớn nhất có thể

Câu 3:

Nhận xét nào sau đây là SAI liên quan đến lực căng bề mặt của chất lỏng?

A. Lực căng bề mặt có chiều luôn hướng ra ngoài mặt thóang

B. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với đường giới hạn của mặt thóang 

C. Độ lớn của lực căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng

D. Độ lớn của lực căng bề mặt tỉ lệ thuận với chiều dài của đường giới hạn của mặt thoáng

Câu 4:

Hịên tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.

A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí. 

B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước. 

C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài. 

D. Giọt nước động trên lá sen. 

Câu 5:

Chọn phương án sai khi nói về hệ số căng bề mặt của chất lỏng:

A. Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng 

B. Phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng 

C. Tăng khi nhiệt độ tăng 

D. Có giá trị bằng Fl

Câu 6:

Hiện tượng dính ướt của chất lỏng được ứng dụng để:

A. Làm giàu quặng (loại bẩn quặng) theo phương pháp tuyển quặng.

B. Dẫn nước từ nhà máy đến các gia đình bằng ống nhựa. 

C. Thấm vết mực loang trên mặt giấy bằng giấy thấm. 

D. Chuyển chất lỏng từ bình nọ sang bình kia bằng ống xi phông. 

Câu 7:

Hiện tượng mao dẫn:

A. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng 

B. Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn 

C. Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống 

D. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng 

Câu 8:

Hiện tượng:

A. Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lồi khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lõm khi thành bình không bị dính ướt

B. Bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó có dạng mặt khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt

C. Bề mặt chất lỏng ở đáy bình chứa nó có dạng mặt khum lõm khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lồi khi thành bình không bị dính ướt

D. Bề mặt chất lỏng ở đáy bình chứa nó có dạng mặt khum lồi khi thành bình bị dính ướt và có dạng mặt khum lõm khi thành bình không bị dính ướt

Câu 9:

Chất lỏng làm dính ướt chất rắn là do:

A. Lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau nhỏ hơn lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng

B. Lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau lớn hơn lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng

C. Chất lỏng sử dụng là nước

D. Chất rắn thuộc loại dễ dính ướt

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng có đáp án (Nhận biết. Thông hiểu)
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 20 Phút
  • 15 Câu hỏi
  • Học sinh