Biến dạng cơ của vật rắn

Biến dạng cơ của vật rắn

  • 30/11/2021
  • 21 Câu hỏi
  • 269 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Biến dạng cơ của vật rắn. Tài liệu bao gồm 21 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Biến dạng cơ là:

A. Sự thay hình dạng của vật rắn do tác dụng của nội lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi

B. Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi

C. Sự thay đổi kích thước của vật rắn do tác dụng của ngoại lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi

D. Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của nội lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi

Câu 2:

Đặc điểm nào sau đây là của biến dạng đàn hồi?

A. Mọi vật đều biến dạng như nhau dưới tác dụng của ngoại lực như nhau

B. Không phụ thuộc vào độ lớn ngoại lực tác dụng lên vật

C. Biến dạng của vật dưới tác dụng của ngoại lực

D. Vật lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng

Câu 3:

Giới hạn đàn hồi là:

A. Giới hạn mà trong đó vật rắn không còn giữ được tính đàn hồi

B. Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi

C. Giới hạn mà trong đó vật rắn không thể lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu

D. Giới hạn mà trong đó vật rắn không trở lại hình dạng ban đầu

Câu 4:

Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc những yếu tố nào?

A. Bản chất của thanh rắn

B. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh

C. Tiết diện ngang của thanh

D. Cả ba yếu tố trên

Câu 5:

Chọn phát biểu sai về ứng suất?

A. Khác nhau đối với lực kéo và lực nén

B. Có cùng đơn vị đo với áp suất

C. Tỷ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh

D. Tỷ lệ với độ lớn ngoại lực tác dụng lên thanh

Câu 6:

Giới hạn bền của vật liệu là:

A. Độ lớn lực lớn nhất đặt vào vật để vật không bị hỏng

B. Diện tích tiết diện nhỏ nhất của vật khi chế tạo để vật không bị hỏng

C. Ứng suất lớn nhất có thể đặt vào vật để vật không bị hỏng

D. Cả ba phương án trên

Câu 7:

Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?

A. Trụ cầu

B. Móng nhà

C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển động

D. Cột nhà

Câu 8:

Vật nào dưới đây chịu biến dạng nén?

A. Dây cáp của cầu treo

B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy

C. Chiếc xà beng đang bẩy một tảng đá to

D. Trụ cầu

Câu 9:

Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ:

A. tỉ lệ nghịch với ứng suất tác dụng vào vật đó

B. ε=ll0

C. không phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn

Câu 10:

Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng kéo hoặc nén phụ thuộc như thế nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh rắn?

A. Tỉ lệ thuận với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.

B. Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh.

C. Tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh.

D. Tỉ lệ nghịch với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Biến dạng cơ của vật rắn
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 21 Câu hỏi
  • Học sinh