Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi Vật lí 12 Học kì 1 năm 2020 - 2021 có đáp án (Đề 1). Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Đề thi Vật Lí 12. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
90 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Pha của dao động dùng để xác định:
A. Biên độ dao động
B. Tần số dao động
C. Trạng thái dao động
D. Chu kì dao động
Câu 2: Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi
A. Ngược pha với li độ
B. Cùng pha với li độ
C. Lệch pha π/2 so với li độ
D. Lệch pha π/4 so với li độ
Câu 3: Một vật thực hiện dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng theo phương trình: x = 2cos(4πt+) cm. Chu kì dao động của vật là:
A. 2 (s)
B. 1/2π (s)
C. 2π (s)
D. 0,5 (s)
Câu 4: Một vật dao động với phương trình x = cos(5πt – ). Quãng đường vật đi từ thời điểm = 1/10s đến = 6s là:
84,4cm
A. 333,8 cm
B. 331,4 cm
C. 337,5 cm
Câu 5: Chọn phát biểu đúng. Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến
A. tần số dao động
B. vận tốc cực đại
C. gia tốc cực đại
D. động năng cực đại
Câu 6: Một con lắc xo dao động điều hòa với chu kỳ T = 0,5s, khối lượng m = 0,4 kg. Lấy = 10 độ cứng của lò xo là.
A. 0,156 N/m
B. 32 N/m
C. 64 N/m
D. 6400 N/m
Câu 7: Một lò xo có độ cứng k = 20 N/m treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới lò xo một vật có khối lượng m = 200g. Từ VTCB nâng vật lên 5cm rồi buông nhẹ ra. Lấy g = 10. Trong quá trình vật dao động, giá trị cực tiểu và cực đại của lực đàn hồi của lò xo là
A. 2N và 5N
B. 2N và 3N
C. 1N và 5N
D. 1N và 3N
Câu 9: Một con lắc đơn có chu kì dao động với biên độ nhỏ là 1s dao động tại nơi có g = . Chiều dài của dây treo con lắc là:
A. 15 cm
B. 20 cm
C. 25 cm
D. 30 cm
Câu 10: Một con lắc đơn gồm một sợi dây dài có khối lượng không đáng kể, đầu sợi dây treo hòn bi bằng kim loại khối lượng m = 0,01 kg mang điện tích q = C. Đặt con lắc trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống dưới. Chu kì con lắc khi E = 0 là = 2s. Tìm chu kì dao động của con lắc khi E = V/m. Cho g = 10
A. 2,02s
B. 1,98s
C. 1,01s
D. 0,99s
Câu 11: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là
A. Do trọng lực tác dụng lên vật
B. Do lực căng dây treo
C. Do lực cản môi trường
D. Do dây treo có khối lượng đáng kể
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là sai?
A. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục
B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang
C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì
Câu 15: Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với vận tốc 5m/s. Phương trình sóng của một điểm O trên phương truyền đó là: = 6cos(5πt + π/2) cm. Phương trình sóng tại M nằm trước O và cách O một khoảng 50cm là:
A. uM = 6cos(5πt) cm
B. uM = 6cos(5πt + π/2) cm
C. uM = 6cos(5πt – π/2) cm
D. uM = 6cos(5πt + π) cm
Câu 16: Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có:
A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha
B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian
C. Cùng tần số và cùng pha
D. Cùng phương, cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian
Câu 18: Hai mũi nhọn cách nhau 8 cm, gắn ở đầu một cầu rung có tần số f = 100 Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8 m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng: u = a.cos2πft. Phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều một khoảng d = 8cm
A. uM = 2a.cos(200πt – 20π)
B. uM = a.cos(200πt)
C. uM = 2a.cos(200πt – π/2)
D. uM = a.cos (200πt + 20π)
Câu 20: Sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng là vì
A. Sóng dừng xuất hiện do sự chồng chất của các sóng có cùng phương truyền sóng
B. Sóng dừng xuất hiện do gặp nhau của các sóng phản xạ
C. Sóng dừng là sự giao thoa một sóng tới và một sóng phản xạ trên cùng phương truyền sóng
D. sóng dừng là giao thoa của hai sóng có cùng tần số
Câu 22: Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 11cm với đầu B tự do, bước sóng bằng 4cm thì trên dây có
A. 5 bụng, 5 nút
B. 6 bụng, 5 nút
C. 6 bụng, 6 nút
D. 5 bụng, 6 nút
Câu 23: Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn ghi ta phát ra thì
A. hoạ âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản
B. tần số hoạ âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản
C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số hoạ âm bậc 2
D. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ âm bậc 2
Câu 26: Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng
A. đồ thị dao động
B. biên độ dao động âm
C. mức cường độ âm
D. áp suất âm thanh
Câu 27: Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên
A. từ trường quay
B. hiện tượng quang điện
C. hiện tượng tự cảm
D. hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 28: Một dòng điện xoay chiều hình sin có biểu thức i = cos(100πt + π/3) (A), t tính bằng giây. Kết luận nào sau đây là không đúng ?
A. Tần số của dòng điện là 50 Hz
B. Chu kì của dòng điện là 0,02 s
C. Biên độ của dòng điện là 1 A
D. Cường độ hiệu dụng của dòng điện là 2 A
Câu 29: Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos100πt (A), hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12V, và sớm pha π/3 so với dòng điện. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. u = 12cos100πt (V)
B. u = 12cos100πt (V)
C. u = 12cos(100πt – π/3) (V)
D. u = 12cos(100πt + π/3) (V)
Câu 31: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần?
A. Dòng điện qua điện trở và điện áp hai đầu điện trở luôn cùng pha
B. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không
C. Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và điện áp hiệu dụng là U = I/R
D. Nếu điện áp ở hai đầu điện trở là u = U0.sin(ωt + π/6) V thì biểu thức dòng điện qua điện trở là i = I0sin(ωt) A
Câu 32: Một cuộn dây dẫn điện trở không đáng kể được cuộn lại và nối vào mạng điện xoay chiều 127 V – 50 Hz. Dòng điện cực đại qua nó bằng 10A. Độ tự cảm của cuộn dây là
A. 0,043 (H)
B. 0,081 (H)
C. 0,0572 (H)
D. 0,1141 (H)
Câu 33: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp phụ thuộc vào
A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
C. Cách chọn gốc tính thời gian
D. Tính chất của mạch điện
Câu 34: Cho mạch điện RLC có R = Ω; L = (H); C = (F). Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Tổng trở của mạch
A. Z = 20 Ω
B. Z = 30 Ω
C. Z = 40 Ω
D. Z = 50 Ω
Câu 36: Công suất của dòng điện xoay chiều trên đoạn mạch RLC nối tiếp không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
A. Tỉ số giữa điện trở thuần và tổng trở của mạch
B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
C. Độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai bản tụ
D. Cường độ dòng điện hiệu dụng
Câu 38: Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?
A. Máy biến áp có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện
B. Máy biến áp có thể giảm điện áp
C. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
D. Máy biến áp có thể tăng điện áp
Câu 40: Ta cần truyền một công suất điện 1 MW dưới một điện áp hiệu dụng 10 kV đi xa bằng đường dây một pha. Mạch có hệ số công suất cosφ = 0,8. Muốn cho tỉ lệ năng lượng mất mát trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây phải có giá trị là
A. R ≤ 6,4 Ω
B. R ≤ 3,2 Ω
C. R ≤ 6,4 kΩ
D. R ≤ 3,2 kΩ
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận