Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi Vật lí 12 Học kì 2 năm 2020 - 2021 có đáp án (Đề 1). Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Đề thi Vật Lí 12. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
6 Lần thi
Câu 1: Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
B. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng
C. Tổng khối lượng nghỉ (tĩnh) của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
D. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn
Câu 2: Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử Hidro trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử Hidro?
A. Trạng thái L
B. Trạng thái M
C. Trạng thái N
D. Trạng thái O
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang điện trở?
A. Bộ phận quan trọng của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực
B. Quang điện trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó thay đổi khi được chiếu sáng
C. Quang điện trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện
D. Quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó không thay đổi khi được chiếu sáng
Câu 4: Dung dịch fluorêxein hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,49 μm và phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch fluorêxein là 75%. Số photon bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang là:
A. 82,7 %
B. 79,6 %
C. 75 %
D. 66,8 %
Câu 6: Dao động điện từ trong mạch LC là dao động điều hòa. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm là 1,2 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8 mA. Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm là 0,9 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4 mA. Biết độ tự cảm của cuộn dây L=5mH. Điện dung của tụ điện và năng lượng điện từ của đoạn mạch tương ứng bằng:
A. 20 nF và 2,25.J
B. 200 nF và 2,25.J
C. 20 nF và 2,25.J
D. 22,5 nF và 2,25.J
Câu 8: Trong hạt nhân nguyên tử có
A. 210 prôtôn và 84 notron
B. 84 prôtôn và 126 notron
C. 84 prôtôn và 210 nơtron
D. 126 prôtôn và 84 nơtron
Câu 9: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng điện từ chỉ lan truyền được trong môi trường chất (rắn, lỏng hay khí)
B. Cũng như sóng âm, sóng điện từ có thể là sóng ngang hay sóng dọc
C. Sóng điện từ luôn là sóng ngang và lan truyền được cả trường chất lẫn trong chân không
D. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ luôn bằng tốc độ ánh sáng trong chân không, không phụ thuộc gì vào môi trường trong đó sóng lan truyền
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Đó là sóng điện từ
B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng 3.m/s
C. Sóng điện từ mang năng lượng
D. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng
Câu 12: Trong thí nghiệm I-âng (Young) về giao thoa ánh sáng, khi chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ đơn sắc thì ta quan sát được trên màn hai hệ vân giao thoa với các khoảng vân lần lượt là 0,3 mm và 0,2 mm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng gần nhất cùng màu với nó là:
A. 1,2 mm
B. 0,6 mm
C. 0,3 mm
D. 0,2 mm
Câu 15: Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là:
A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng
B. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
C. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
D. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và cũng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng
Câu 16: Chiếu một tia sáng màu vàng từ thủy tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng vàng bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh sáng đơn sắc: màu đỏ, màu lục và màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia ló ra ngoài không khí là:
A. Chùm tia sáng màu lục
B. Hai chùm tia sáng màu lục và màu tím
C. Ba chùm tia sáng: màu đỏ, màu lục và màu tím
D. Chùm tia sáng màu đỏ
Câu 19: Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang:
A. Kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích
B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích
D. Do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
A. Cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Đều tác dụng lên kính ảnh
C. Đều không nhìn thấy bằng mắt thường
D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tia hồng ngoại
Câu 24: Hạt nhân có độ hụt khối bằng 0,03038u. Biết 1 = 931,5MeV. Năng lượng liên kết của hạt nhân là
A. 32,29897MeV
B. 28,29897MeV
C. 82,29897MeV
D. 25,29897MeV
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ của Mặt Trời?
A. Quang phổ Mặt Trời mà ta thu được thực ra là quang phổ vạch hấp thụ do phần vỏ của Mặt Trời là các chất tồn tại ở thể khí nóng có áp suất thấp; còn phần lõi có nhiệt độ rất cao (cỡ C)
B. Nghiên cứu các vạch đen trong quang phổ Mặt Trời ta có thể biết thành phần cấu tạo của lớp vỏ Mặt Trời
C. Trong quang phổ phát xạ của lõi Mặt Trời chỉ có ánh sáng trông thấy
D. Phổ phát xạ của lõi Mặt Trời có từ tia hồng ngoại đến tia gamma
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận