
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 của Trường THPT Thanh Miện
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 121 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 của Trường THPT Thanh Miện. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Hoá. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
05/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 4: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 3,14 gam.
B. 3,90 gam.
C. 3,84 gam.
D. 2,72 gam.
Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. CrO3 có tính oxi hóa.
B. CrO có tính lưỡng tính.
C. H2CrO4 là chất rắn, màu vàng.
D. CrO3 không tan trong nước.
Câu 6: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy Ag kim loại tách ra. Khối lượng Ag kim loại thu được là:
A. 16,2 gam
B. 21,6 gam.
C. 24,3 gam
D. 32,4 gam
Câu 10: Hỗn hợp E chứa Gly và một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12O4N2 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho 3,02 gam E tác dụng (vừa đủ) với dung dịch chứa NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan gồm hỗn hợp 2 muối và một chất khí là chất hữu cơ có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m có thể là:
A. 3,59 hoặc 3,73
B. 3,28
C. 3,42 hoặc 3,59
D. 3,42
Câu 12: Cho m gam hỗn X gồm Fe và Al tan hoàn toàn trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M ( dư), thu được dung dịch Y và thoát ra 10,752 lít H2 ( đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,112 lít SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Thêm 0,1 mol NaNO3 vào dung dịch Y, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và thoát ra V lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng muối có trong Z là
A. 67,4 gam.
B. 67,47 gam.
C. 82,34 gam.
D. 72,47 gam.
Câu 13: Hòa tan 5,73 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 75 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là
A. 12,57 gam.
B. 16,776 gam.
C. 18,855 gam.
D. 18,385 gam.
Câu 15: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X có thể là:
A. (H2N)2C3H5COOH
B. H2NC2H3(COOH)2
C. H2NC3H6COOH
D. H2NC3H5(COOH)2
Câu 16: Cho 1,368 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng vừa hết với dung dịch HCl các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp 2 muối trong đó khối lượng của FeCl2 là 1,143 gam. Dung dịch Y có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu?
A. 0,216 gam
B. 1,836 gam
C. 0,288 gam
D. 0,432 gam
Câu 21: Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất khí?
A. Cho kim loại Ba vào dung dịch H2O.
B. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH và đun nóng.
C. Cho Cu vào dung dịch HCl.
D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4.
Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl2.
(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Cho khí H2 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng.
(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.
Các thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (5).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 25: Cho 22,05g axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là:
A. 25,80gam
B. 49,125gam
C. 34,125gam
D. 20,475gam
Câu 27: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48g muối khan của các amino axit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
A. 54,30g
B. 66,00g
C. 51,72g
D. 44,48g
Câu 31: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 2,31 gam
B. 2,44 gam
C. 2,58 gam
D. 2,22 gam
Câu 32: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
Câu 35: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 8,96 lít
B. 17,92 lít
C. 6,72 lít
D. 11,2 lít
Câu 38: Hòa tan hết 4,6 gam Natri trong 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được H2 và dung dịch X. Cô cạn X được số gam chất rắn là
A. 8,925 gam
B. 10,2 gam
C. 11,7 gam
D. 8 gam
Câu 39: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 43,20.
B. 46,07.
C. 21,60.
D. 24,47.
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Hoá
- 1.0K
- 105
- 40
-
98 người đang thi
- 637
- 27
- 40
-
75 người đang thi
- 594
- 11
- 40
-
96 người đang thi
- 602
- 13
- 40
-
87 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận