
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 của Trường THPT Đông Sơn 1 Thanh Hóa lần 1
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 134 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 của Trường THPT Đông Sơn 1 Thanh Hóa lần 1. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Hoá. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
05/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Alanin có công thức là
A. H2N-CH2-CH2-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. C6H5-NH2.
D. H2N-CH2-COOH.
Câu 2: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol.
B. C15H31COONa và glixerol.
C. C15H31COONa và etanol.
D. C15H31COOH và glixerol.
Câu 3: Dung dịch nào sau đây làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu?
A. Ca(OH)2
B. Na2CO3
C. HCl
D. NaHCO3
Câu 4: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH
B. CH3COONa và C2H5OH
C. C2H5COONa và CH3OH
D. HCOONa và C2H5OH
Câu 10: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Đá vôi (CaCO3)
B. Vôi sống (CaO)
C. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
Câu 14: Natri hiđrocacbonat được dùng để chế thuốc đau dạ dày có công thức hóa học là
A. NaOH
B. NaHCO3
C. NaCl
D. NaNO3
Câu 17: Nhôm phản ứng được dung dịch chất nào sau đây?
A. NH3
B. H2SO4 loãng
C. H2SO4 đặc nguội
D. Mg(NO3)2
Câu 18: Cho dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu
A. trắng
B. nâu đỏ
C. xanh thẫm
D. trắng xanh
Câu 21: Cho vô ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là
A. etanol
B. saccarozơ
C. etylen glicol
D. glixerol
Câu 22: Chất X là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt như dứa, xoài. Chất Y là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Thủy phân đường mía, thu được X, Y. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Saccarozơ và fructozơ.
B. Glucozơ và fructozơ
C. Saccarozơ và glucozơ.
D. Fructozơ và glucozơ.
Câu 23: Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,8
B. 18,6
C. 20,6
D. 20,8
Câu 24: Cho 6 gam bột Mg vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 15,6
B. 16
C. 13,2
D. 12,9
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amino axit là hợp chất lưỡng tính.
B. Hợp chất Gly-Ala-Glu có 4 nguyên tử oxi.
C. Alanin có công thức cấu tạo là H2NCH(CH3)COOH.
D. Công thức phân tử của etylamin là C2H7N.
Câu 27: Đến khi kết thúc phản ứng, thí nghiệm nào sau đây tạo ra hợp chất sắt(II)?
A. Cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch HI dư
B. Dẫn khí CO dư đi qua ống đựng Fe3O4 nung nóng.
C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3
D. Cho Mg dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
Câu 30: Nung hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và Mg (tỉ lệ số mol là 2 :1) trong không khí, thu được 11,6 gam hỗn hợp Y chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 2M. Khối lượng mỗi kim loại trong X là
A. 1,2 gam và 5,6 gam
B. 3,2 gam và 1,1 gam
C. 1,1 gam và 5,6 gam
D. 2,8 gam và 1,2 gam
Câu 31: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có thể dùng muối Na2CO3 để làm mềm nước cứng.
B. Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu.
C. Dung dịch Na2CO3 tạo khí với dung dịch HCl.
D. Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học
Câu 32: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 300 gam
B. 360 gam
C. 250 gam
D. 270 gam
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X càn vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tố đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 88,6
B. 97,6
C. 80,6
D. 82,4
Câu 35: Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 3,40 gam
B. 0,82 gam
C. 0,68 gam
D. 2,72 gam
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo từ axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150), thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 1 muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 40,40%
B. 62,28%
C. 30,30%
D. 29,63%
Câu 38: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí X ở (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp X là 0,32 gam. Tính V và m.
A. 0,448 lít và 16,48 gam
B. 0,224 lít và 14,48 gam
C. 0,112 lít và 12,28 gam
D. 0,448 lít và 18,46 gam.
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Hoá
- 1.0K
- 105
- 40
-
32 người đang thi
- 627
- 27
- 40
-
81 người đang thi
- 589
- 11
- 40
-
48 người đang thi
- 598
- 13
- 40
-
80 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận