Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2020 của Trường THPT Lê Thánh Tông

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2020 của Trường THPT Lê Thánh Tông

  • 05/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 89 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2020 của Trường THPT Lê Thánh Tông. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn GDCD. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

05/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

C. các quy tắc quản lý nhà nước.

D. trật tự, an toàn xã hội.

Câu 2: Người giải quyết khiếu nai là cơ quan, tổ chức, cá nhân

A. bất kì.

B. có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

C. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại.

D. thuộc ngành Thanh tra.

Câu 3: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế

A. gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.

B. và nâng cao chất lượng cuộc sống.

C. bền vững.

D. và ổn định xã hội.

Câu 4: Công dân có thể sử dụng quyền tụ do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến

A. trong các cuộc họp của cơ quan, trường học.

B. ở bất cứ nơi nào.

C. theo sở thích của mình.

D.  ở nơi tụ tập đông người.

Câu 5: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?

A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn tránh ở đó.

B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.

C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.

D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Câu 6: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm tới

A. các quan hệ quản lí nhà nước.

B. các quan hệ hành chính.

C. các quan hệ xã hội.

D. các quan hệ lao động.

Câu 7: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.

C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà.

D. Người đang đi công tác xa nhà.

Câu 8: Việc Nhà nước ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện

A. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.

B. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn học sinh người dân tộc Kinh.

C. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.

D. học sinh dân tộc được quyền học tập ở mọi cấp.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền học tập của công dân?

A. Miễn giảm học tập cho dân tộc thuộc diện chính sách.

B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người.

C. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.

D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Câu 10: Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh.

B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thi trường kinh doanh.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.

Câu 11: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi

A. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.

B. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.

C. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

D.  tiền dùng làm phương tiện lưu thông.

Câu 12: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.

B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

C. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

D. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng.

Câu 13: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của

A. bình đẳng trong kinh doanh.

B. bình đẳng trong quan hệ thị trường.

C. bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng.

D. bình đẳng trong quản lí kinh doanh..

Câu 16: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.

B. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

C. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.

D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

Câu 17: Công dân tham gia đóng góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện

A. quyền tự do ngôn luận.

B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội.

C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.

D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 18: Quyền học tập không hạn chế của công dân có nghĩa là, công dân có quyền

A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

B. học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển.

C. học ở mọi lúc, mọi nơi.

D. học bất cứ ngành nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì.

Câu 19: Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ chồng?

A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.

B.  Lương tháng của vợ, chồng.

C. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

D. Tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân.

Câu 20: Quyền được tự do tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các phát minh, sán chế, cải tiến kĩ thuật là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền phát minh, sáng chế.

B. Quyền cải tiến kĩ thuật.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền sáng tạo.

Câu 22: Ở nước ta hiện nay, đối tượng nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp?

A. Người chưa thành niên.

B. Tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

C. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.

D. Người đang chấp hành hình phạt tù.

Câu 26: P được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lí.

C. Bình đẳng về trách nhiệm với tổ quốc.

D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Câu 28: Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian một năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh.

Câu 29: Để được đề nghị thay đổi nội dung của hợp đồng lao động, chị T đã căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Tự do ngôn luận.

B. Tự do, công bằng, đân chủ.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

D. Tự do thực hiện hợp đồng.

Câu 30: Do mâu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xấu về D trên Facebook. Việc làm của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của D?

A. Quyền bảo vệ bí mật đời tư cá nhân.

B. Quyền tự do cá nhân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.

Câu 31: Trong lúc chơi game, giữa H và K xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố và tìm gặp nhau, đánh nhau. Kết quả là H đã đánh K gây thương tích. Hành vi của H xâm phậm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

D. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể.

Câu 32: Giờ ra chơi H ở lại trong lớp. Thấy điện thoại của V để trên bàn có tin nhắn, H đã nhanh chóng đọc tin nhắn trên điện thoại của V. Hành vi này của H đã xâm phậm đến

A. quyền bí mật đời tu của V.

B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại.

D. quyền bất khả xâm phạm thông tin cá nhân.

Câu 33: Hai anh công an đang đuổi bắt một tên trộm xe máy. Nghi ngờ tên trộm chạy vào một nhà dân, hai anh cần lựa chọn các xử xự nào dưới đây để có thể tìm bắt được kẻ trộm, vừa đảm bảo đúng pháp luật?

A. Chạy ngay vào nhà dân khám xét.

B. Yêu cầu chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thì cũng cứ khám.

C. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu không đồng ý thì bỏ đi.

D. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu đồng ý thì mới vào nhà khám.

Câu 34: Phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong rừng quốc gia, D đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 39: Trong trường hợp nào dưới đây, chiếc ô tô sẽ là tư liệu lao động?

A. Vận chuyển hàng hóa.

B. Đang lắp ráp.

C. Đang sữa chữa.

D. Đứng im.

Câu 40: Khi giá cả một loại hàng hóa tăng vọt, người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây?

A. Mở rộng quy mô sản xuất.

B. Duy trì mức sản xuất như hiện tại.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm.

D. Thu hẹp quy mô sản xuất và chuyển sang sản xuất mặt hàng khác.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn GDCD năm 2020 của Trường THPT Lê Thánh Tông
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh