
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học của Trường THPT Nguyễn Khuyến
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 94 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học của Trường THPT Nguyễn Khuyến. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
08/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Bào quan nào dưới đây có ở mọi tế bào nhân thực?
A. Thành tế bào
B. Lục lạp
C. Ti thể
D. Trung thể
Câu 2: Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đởi con gồm toàn cá thể có kiểu hình lặn?
A. aa x aa
B. Aa x aa
C. Aa x Aa
D. AA x aa
Câu 3: Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Khoáng sản.
B. Rừng.
C. Dầu mỏ.
D. Than đá.
Câu 4: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. Cạnh tranh cùng loài.
B. Cộng sinh.
C. Hỗ trợ cùng loài.
D. Ức chế - cảm nhiễm.
Câu 5: Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số alen a của quần thể này là:
A. 0,5.
B. 0,6.
C. 0,3.
D. 0,4.
Câu 6: Ở thực vật, trong thành phần của phôtpholipit không thể thiếu nguyên tố nào sau đây?
A. Magiê.
B. Đồng.
C. Clo.
D. Phôtpho.
Câu 7: Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen
A. DdEe.
B. DDEE.
C. ddee.
D. DDee.
Câu 8: Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2?
Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3- thành N2?
A. Vi khuẩn amôn hóa.
B. Vi khuẩn cố định nitơ.
C. Vi khuẩn nitrat hóa.
D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
Câu 10: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen
A. AaaaBBbb.
B. AAAaBBbb.
C. AAaaBBbb.
D. AAaaBbbb.
Câu 11: Có 10 tế bào sinh tinh của cơ thể \(\frac{{De}}{{dE}}\) giảm phân bình thưởng và có 7 tế bào có hoán vị gen. Tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra là:
A. 10 :10 : 7 :1
B. 13:13: 3: 3
C. 7 : 7 : 3: 3
D. 13:13: 7 : 7
Câu 13: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 14: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. Lá.
B. Rễ.
C. Thân.
D. Hoa.
Câu 15: Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I → III → II.
B. I → II → III.
C. II → III → I.
D. III → I → II.
Câu 16: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng qui trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong.
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3.
Câu 17: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Di - nhập gen.
Câu 18: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?
A. Đại Trung sinh.
B. Đại Cổ sinh.
C. Đại Nguyên sinh.
D. Đại Tân sinh.
Câu 19: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thưởng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
Câu 20: Nhóm nào dưới đây gồm những bộ ba mã hoá các axit amin?
A. UGA, UAG, AGG, GAU
B. AUU, UAU, GUA, UGG
C. AUU, UAA, AUG, UGG
D. UAA, UAU, GUA, UGA
Câu 21: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?
A. Ếch đồng.
B. Tôm sông.
C. Mèo rừng.
D. Chim sâu.
Câu 22: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong mỗi quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi môi trường không đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
B. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều là dạng trung gian của phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm.
D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít phổ biến nhất vì khi phân bố theo nhóm thì sinh vật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.
Câu 23: Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}{\rm{Dd}}\) thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu trưởng tỉ lệ giao tử được tạo ra sau đây?
Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen \(\frac{{{\rm{Ab}}}}{{{\rm{aB}}}}{\rm{Dd}}\) thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu trưởng tỉ lệ giao tử được tạo ra sau đây?
I. 1.1:1 | II. 1:1:1:1. |
III. 1:1: 1:1: 1:1. | IV. 2: 2:1:1 |
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 24: Ở một quần thể sau khi trải qua ba thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể nêu trên?
A. 36% cánh dài: 64% cánh ngắn
B. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn
C. 64% cánh dài: 36% cánh ngắn
D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn
Câu 27: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.
B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.
C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.
D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.
Câu 28: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể thực vật qua 3 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:
Thành phần kiểu gen | Thế hệ P | Thế hệ F1 | Thế hệ F2 | Thế hệ F3 |
AA | 0,40 | 0,525 | 0,5875 | 0,61875 |
Aa | 0,50 | 0,25 | 0,125 | 0,0625 |
aa | 0,10 | 0,225 | 0,2875 | 0,31875 |
Có bao nhiêu kết luận dưới đây đúng?
I. Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Tự thụ phấn là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Thế hệ ban đầu (P) không cân bằng di truyền.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30: Đột biến gen xảy ra ở thời điểm nào?
A. Khi NST đang đóng xoắn
B. Khi ADN tái bản
C. Khi ADN phân li cùng với NST ở kì sau của quá trình phân bào
D. Khi tế bào đang còn non
Câu 31: Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng gì?
A. Mang tín hiệu kết thúc cho quá trình phiên mã
B. Mang thông tin mã hóa các axit amin
C. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
D. Qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein
Câu 38: Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ điều gì?
A. Sự tiến hoá phân li.
B. Sự tiến hoá đồng quy.
C. Sự tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.
D. Sự tiến hoá đồng quy hoặc phân li.
Câu 40: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể
A. Cây cỏ ven bờ.
B. Đàn cá chép trong ao.
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
D. Cây trong vườn.
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
32 người đang thi
- 794
- 40
- 40
-
60 người đang thi
- 646
- 22
- 40
-
19 người đang thi
- 558
- 5
- 40
-
53 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận