
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hoàng Diệu
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 112 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hoàng Diệu. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
08/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 4: Tốc độ, áp lực máu chảy trong hệ tuần hoàn kín là:
A. Máu chảy dưới áp lực trung bình hoặc cao, máu chảy nhanh
B. Máu chảy dưới áp lực cao, tốc độ chảy nhanh
C. Máu chảy dưới áp lực và tốc độ trung bình
D. Máu chảy dưới áp lực thấp, tốc độ chậm
Câu 5: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'... AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN được tổng hợp từ đoạn ADN này là:
A. 5'... GGXXAATGGGGA...3'
B. 5'... UUUGUUAXXXXU...3'
C. 5'... AAAGTTAXXGGT...3'
D. 5’... GTTGAAAXXXXT...3'
Câu 6: Trên sơ đồ cấu tạo của operon Lac ở E. coli, vùng vận hành được kí hiệu là:
A. O (operator)
B. P (promoter)
C. Z, Y, A
D. R
Câu 7: Trong mô hình cấu trúc của ôpêron Lac, vùng khởi động là nơi
A. Chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử protein cấu trúc.
B. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Protein ức chế có thể liên kết ngăn cản sự phiên mã.
D. Mang thông tin qui định cấu trúc protein ức chế.
Câu 8: Ở sinh vật nhân sơ axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là:
A. pheninalanin
B. metiônin
C. foocmin mêtioôin
D. glutamin
Câu 9: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng 1 liên kết hiđrô?
A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
B. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
C. Mất một cặp A-T
D. Thêm một cặp G-X
Câu 10: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3, gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là:
A. A = T = 599; G = X = 900
B. A = T = 600; G = X = 900
C. A = T = 600; G = X = 899
D. A = T = 900; G = X = 599
Câu 11: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là:
A. eo thứ cấp.
B. hai đầu mút NST.
C. tâm động.
D. điểm khởi đầu nhân đôi.
Câu 12: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
A. 11nm
B. 30nm
C. 300nm
D. 700nm
Câu 13: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến
A. mất đoạn
B. đảo đoạn
C. lặp đoạn.
D. chuyển đoạn.
Câu 14: Trường hợp cơ thể sinh vật trong bộ nhiễm sắc thể gồm có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài khác nhau là :
A. thể lệch bội
B. đa bội thể chẵn
C. thể dị đa bội.
D. thể lưỡng bội
Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là:
A. 11 đỏ: 1 vàng
B. 5 đỏ: 1 vàng
C. 1 đỏ: 1 vàng.
D. 3 đỏ: 1 vàng.
Câu 17: Một phụ nữ có 45 nhiễm sắc thể, trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XO, người đó bị hội chứng
A. Tớc nơ.
B. Đao.
C. Siêu nữ.
D. Claiphento.
Câu 19: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 1 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa x Aa
B. AA x Aa
C. Aa x aa
D. AA x aa
Câu 20: Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có kết quả
A. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn.
B. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trội.
C. đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian.
D. phân tính.
Câu 21: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là:
A. 3/16
B. 1/8
C. 1/16
D. 1/4
Câu 22: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền
A. phân li độc lập
B. liên kết hoàn toàn
C. tương tác bổ sung
D. trội không hoàn toàn
Câu 23: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100% tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, được F2 tỉ lệ kiểu gen 1: 2: 1 thì hai cặp gen quy định hai tính trạng đó đã di truyền
A. phân li độc lập
B. hoán vị gen
C. tương tác gen
D. liên kết hoàn toàn
Câu 24: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp ở các đời sinh sản hữu tính
B. Tăng nguồn biến dị tổ hợp ở các đời sinh sản hữu tính
C. Tạo được nhiều alen mới
D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.
Câu 25: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này
A. AB = ab = 8,5%; Ab = aB = 41,5%
B. AB = ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5%
C. AB = ab = 33%; Ab = aB = 17%
D. AB = ab =17%; Ab = aB = 33%
Câu 26: Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền
A. theo dòng mẹ
B. chéo
C. như gen trên NST thường
D. thẳng
Câu 28: Ở chim, bướm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:
A. XX, con đực là XY
B. XY, con đực là XX
C. XO, con đực là XY
D. XX, con đực là XO
Câu 29: Kết quả của phép lại thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó
A. nằm trên NST thường.
B. nằm trên NST giới tính.
C. nằm ở ngoài nhân.
D. có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
Câu 30: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng
A. trội không hoàn toàn.
B. chất lượng.
C. số lượng.
D. trội lặn hoàn toàn.
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.2K
- 150
- 40
-
64 người đang thi
- 963
- 40
- 40
-
53 người đang thi
- 762
- 22
- 40
-
78 người đang thi
- 677
- 5
- 40
-
11 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận