
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hoa Lư
- 05/11/2021
- 40 Câu hỏi
- 104 Lượt xem
Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh của Trường THPT Hoa Lư. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sinh. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
08/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Rễ cây hấp thụ những chất nào?
A. Nước cùng với các ion khoáng.
B. Nước cùng các chất dinh dưỡng.
C. O2 và các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước.
D. Nước cùng các chất khí.
Câu 2: Tiêu hoá là quá trình
A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.
C. biến đổi thức ăn thành các chẩt dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 3: Ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là:
A. alanin
B. foocmin mêtiônin
C. valin.
D. mêtiônin
Câu 4: Làm thế nào một gen đã được cắt rời có thể liên kết được với thể truyền là plasmit đã được mở vòng khi người ta trộn chúng lại với nhau để tạo ra phân tử ADN tái tổ hợp?
A. Nhờ enzim ligaza
B. Nhờ enzim restrictaza
C. Nhờ liên kết bổ sung của các nuclêôtit
D. Nhờ enzim ligaza và restrictaza
Câu 5: Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là:
A. nơi ARN polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
B. vùng mã hóa cho prôtêin trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.
C. vùng gen mã hóa prôtêin ức chế.
D. trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết của protein ức chế.
Câu 6: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng là
A. lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn.
B. thêm đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
C. chuyển đoạn, thêm đoạn và mất đoạn.
D. thay đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 7: Đặc trưng nào không phải là đặc trưng sinh thái của quần thể?
A. Mật độ quần thể
B. Kiểu phân bố các cá thể trong quần thể
C. Tỷ lệ giới tính
D. Tần số tương đối của các alen về một gen nào đó
Câu 8: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định.
C. Bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
D. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 9: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
A. kí sinh
B. cộng sinh
C. ức chế - cảm nhiễm
D. hội sinh
Câu 10: Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân ly theo tỷ lệ 1 :1 ?
A. aa × aa
B. Aa × Aa
C. AA × AA
D. AA × Aa
Câu 11: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
A. đột biến và biến dị tổ hợp.
B. do ngoại cảnh thay đổi.
C. biến dị cá thế hay không xác định.
D. biến dị cá thể hay biến dị xác định.
Câu 12: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,06AA : 0,55Aa: 0,36aa
B. 0,01AA : 0,95Aa: 0,04aa
C. 0,04AA : 0,32Aa: 0,64aa
D. 0,25AA : 0,59Aa: 0;16aa
Câu 13: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên
A. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
D. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
Câu 14: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng
A. cách li tập tính
B. cách li cơ học
C. cách li thời gian
D. cách li nơi ở
Câu 15: Tháp sinh thái luôn có dạng đáy rộng ở dưới, đỉnh hẹp ở trên là tháp biểu diễn
A. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng
B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng
C. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng
D. năng lượng của các bậc dinh dưỡng
Câu 16: Đại địa chất nào còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?
A. Đại thái cố
B. Đại cổ sinh
C. Đại trung sinh
D. Đại tân sinh
Câu 18: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A. Ánh sáng
B. Nước
C. Nhiệt độ.
D. Mối quan hệ giữa các sinh vật.
Câu 19: Ở thực vật, trong 4 miền ánh sáng sau đây, cường độ quang hợp yếu nhất ở miền ánh sáng nào?
A. đỏ.
B. da cam.
C. lục.
D. xanh tím.
Câu 20: Hiện tượng di truyền làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật là:
A. phân li độc lập.
B. tương tác gen.
C. liên kết gen hoàn toàn.
D. hoán vị gen.
Câu 21: Thông tin di truyền trên gen được biểu hiện thành tính trạng nhờ quá trình
A. phiên mã và dịch mã.
B. nhân đôi ADN.
C. nhân đôi ADN, phiên mã.
D. phiên mã.
Câu 22: Ở một loài thực vật A: quả đỏ; a: quả vàng; B: quả ngọt; b: quả chua. Hai cặp gen phân li độc lập. Giao phấn hai cây được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3:3:1:1. Tìm kiểu gen của hai cây đem lai?
A. AaBb × Aabb.
B. Aabb × aabb.
C. AaBb × aabb.
D. Aabb × aaBb.
Câu 23: Trong chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào →Tôm→ Cá rô→ Chim bói cá, đâu là sinh vật sản xuất?
A. Tảo lục đơn bào
B. Tôm
C. Cá rô
D. Chim bói cá
Câu 24: Ngay sau bữa ăn chính, nếu tập thể dục thì hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn sẽ giảm do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tăng tiết dịch tiêu hoá
B. Giảm lượng máu đến cơ vân
C. Tăng cường nhu động của ống tiêu hoá
D. Giảm lượng máu đến ống tiêu hoá
Câu 26: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/6
B. 1/8
C. 1/4
D. 1/16
Câu 27: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các alen lặn đều bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
C. Chọn lọc tự nhiên có thể tạo ra một số kiểu gen thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên chỉ loại bỏ kiểu hình mà không loại bỏ kiểu gen.
Câu 30: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là:
A. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'
B. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'
C. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'
D. 5'...GGXXAATGGGG A...3'
Câu 31: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả sau:
Thế hệ | Kiểu gen AA | Kiểu gen Aa | Kiểu gen aa |
F1 | 0,49 | 0,42 | 0,09 |
F2 | 0,49 | 0,42 | 0,09 |
F3 | 0,21 | 0,38 | 0,41 |
F4 | 0,25 | 0,30 | 0,45 |
F5 | 0,28 | 0,24 | 0,48 |
Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 34: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, tính trạng màu sắc hạt do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen đồng thời có mặt gen A và B quy định hạt màu đỏ; khi trong kiểu gen chỉ có một trong hai gen A hoặc B, hoặc không có cả hai gen A và B quy định hạt màu trắng. Cho cây dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn thu được F1. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các giao tử đều tham gia thụ tinh hình thành hợp tử. Theo lí thuyết, trên mỗi cây F1 không thể có tỉ lệ phân li màu sắc hạt nào sau đây?
A. 75% hạt màu đỏ : 25% hạt màu trắng
B. 100% hạt màu đỏ
C. 50% hạt màu đỏ : 50% hạt màu trắng
D. 56,25% hạt màu đỏ : 43,75% hạt màu trắng
Câu 35: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.
Cùng danh mục Thi THPT QG Môn Sinh
- 1.1K
- 150
- 40
-
54 người đang thi
- 805
- 40
- 40
-
41 người đang thi
- 650
- 22
- 40
-
33 người đang thi
- 565
- 5
- 40
-
76 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận