Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 của Trường THPT Phan Bội Châu

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 của Trường THPT Phan Bội Châu

  • 18/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 371 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 của Trường THPT Phan Bội Châu. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thư viện đề thi lớp 12. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 20 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

13 Lần thi

Câu 1:

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị (năm 1930)?

A. Bao gồm nhiệm vụ dân tộc, dân chủ

B. Nhiệm vụ dân tộc được nhấn mạnh hơn

C. Phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam

D. Nhiệm vụ dân tộc và dân chủ được đặt ngang nhau

Câu 2:

Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?

A. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất.

B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930.

D. Luận cương chính trị.

Câu 3:

Yếu tố quyết định giúp giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Được kế thừa truyền thống yêu nước dân tộc.

B. Đại diện phương thức sản xuất tiên tiến và có hệ tư tưởng riêng.

C. Có tinh thần cách mạng triệt để.

D. Có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân nên dễ liên minh với nông dân.

Câu 4:

Nguyên nhân trực tiếp khiến Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương đấu tranh công khai, hợp pháp trong giai đoạn 1936-1939 là gì?

A. Do chủ trương đấu tranh chống phát xít của Quốc tế cộng sản

B. Do thực dân Pháp ở Đông Dương suy yếu

C. Do chính sách nới lỏng ở thuộc địa của chính phủ Pháp

D. Do lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề sau phong trào 1930-1931

Câu 5:

Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào sau đây?

A. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.

B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925.

C. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

Câu 6:

Việc xác định nhiệm vụ đấu tranh trong phong trào 1936-1939 đã để lại bài học gì cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau?

A. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chống đế quốc với chống phong kiến

B. Cần tập trung giải quyết nhiệm vụ dân tộc trước dân chủ

C. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược

D. Vấn đề dân chủ cần được đặt ngang hàng với vấn đề dân tộc

Câu 7:

Mục đích chính của thực dân Pháp trong việc thi hành chính sách cứng rắn với các lực lượng tiến bộ ở thuộc địa khi chiến tranh thế giới nổ ra là gì?

A. Để tránh nguy cơ thuộc địa liên kết với phe Trục

B. Để ngăn chặn cách mạng nổ ra

C. Để không cho Nhật có cơ hội vơ vét, bóc lột thuộc địa của mình

D. Để tránh nguy cơ bị phe đồng minh xâm chiếm thuộc địa

Câu 8:

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam từ tháng 9-1940 có điểm gì khác với giai đoạn trước?

A. Chống phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày trước khi giành độc lập

B. Chống lại nền thống trị của phát xít Nhật thay cho thực dân Pháp

C. Chống lại nền thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật để giành độc lập

D. Tập trung tiến hành cuộc cách mạng vô sản giành độc lập

Câu 9:

Điểm tương đồng nào đã giúp Pháp - Nhật có thể bắt tay nhau cùng cai trị Đông Dương?

A. Quyền lợi chiến lược ở Trung Quốc

B. Quyền lợi ở xứ Đông Dương

C. Không muốn Mĩ can thiệp vào tình hình Đông Dương

D. Hạn chế ảnh hưởng của Đức ở châu Á

Câu 10:

Hạn chế của Luận cương 10-1930 bắt đầu được khắc phục từ

A. Hội nghị 7/1936.

B. Hội nghị 5/1941.

C. Hội nghị 11/1939.

D. Hội nghị 3/1938.

Câu 11:

Những hạn chế của Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương được khắc phục hoàn toàn trong Nghị quyết Hội nghị

A. Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 3 -1945)    

B. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 -1936)

C. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11 -1939)

D. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 -1941)

Câu 12:

Nội dung nào sau đây không đánh giá đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941?

A. Trực tiếp triệu tập và chủ trì hội nghị

B. Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng từ hội nghị tháng 11-1939

C. Sáng lập mặt trận Việt Minh

D. Thành lập lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám

Câu 13:

Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng tháng 5-1941?

A. Chủ trì, triệu tập hội nghị, hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng từ hội nghị tháng 11-1939.

B. Tập hợp lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

C. Chuẩn bị những điều kiện cuối cùng cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

D. Đề ra chủ trương thành lập khu giải phóng Việt Bắc - hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập.

Câu 14:

Anh (chị) có nhận xét gì về hình thức chính quyền được xác định tại hội nghị tháng 5-1941 so với Cương lĩnh chính trị (1930)?

A. Hình thức chính quyền thu hẹp hơn, chỉ thuộc về công - nông - binh

B. Hình thức chính quyền chỉ do công nhân làm chủ

C. Hình thức chính quyền được mở rộng, thuộc về những người Việt Nam có đóng góp vào cuộc đấu tranh dân tộc

D. Hình thức chính quyền thay đổi do giai cấp tư sản, tiểu tư sản thống trị

Câu 15:

Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Đảng, chính phủ có thể vận dụng nguyên tắc đấu tranh ngoại giao nào từ thực tiễn lịch sử Việt Nam sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?

A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu

B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc

C. Nhân nhượng trong mọi tình huống

D. Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực

Câu 16:

Bài học kinh nghiệm từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong chính sách đối ngoại hiện nay?

A. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế.

B. Kiên trì trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia.

C. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp.

D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 17:

Phát biểu ý kiến của anh (chị) về ý kiến sau đây: Việt Nam hoàn toàn bị động khi cuộc chiến tranh Việt -  Pháp bùng nổ tháng 12-1946

A. Đúng. Vì thực dân Pháp là người phát động cuộc chiến tranh này

B. Sai. Vì Việt Nam đã giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ ngay từ đầu

C. Đúng. Vì thực dân Pháp có ưu thế áp đảo Việt Nam trong giai đoạn đầu

D. Sai. Vì Việt Nam đã có sự chuẩn bị và chủ động phát động kháng chiến

Câu 18:

Đảng, chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Do kháng chiến toàn dân là cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

B. Do vận dụng lý luận Mác Lênin và kinh nghiệm đánh giặc của cha ông

C. Do âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp

D. Do nhu cầu huy động sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến

Câu 20:

Đâu không phải là lý do để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện?

A. Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp

B. Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến

C. Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài.

D. Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự

Câu 21:

Ngày 19/12/1946, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vì

A. Thực dân Pháp bội ước, tấn công ta ở nhiều nơi.

B. Thực dân pháp gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Hà Nội.

C. Xuất phát từ khát vọng độc lập của nhân dân.

D. Điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa.

Câu 22:

Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)

A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp

B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp

C. Để tranh thủ thời gian củng cố, phát triển lực lượng

D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến

Câu 25:

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về hướng tiến công chiến lược của quân đội Việt Nam trong đông-xuân 1953-1954?

A. Đánh vào những nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu

B. Mục đích là để phá khối cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ

C. Khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán của Pháp, làm kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản

D. Buộc Nava phải tiếp tục điều quân từ Âu- Phi về tăng cường cho đồng bằng Bắc Bộ

Câu 26:

Điểm khác biệt trong việc chỉ đạo mở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 so với phương hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra trong Đông Xuân 1953 - 1954 là gì?

A. Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

B. Tấn công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch mạnh.

C. Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối mạnh.

D. Tấn công vào hướng không quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Câu 27:

Nghệ thuật quân sự tiêu biểu của quân đội Việt Nam sử dụng trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 là gì?

A. Tạo thế gọng kìm để tiêu diệt địch

B. Đánh điểm, diệt viện

C. Đánh vận động và công kiên

D. Điều địch để đánh địch

Câu 28:

Trong cuộc Tiến công chiến lược đông xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?

A. Lừa địch để đánh địch. 

B. Đánh điểm, diệt viện.

C. Đánh vận động và công kiên.

D. Điều địch để đánh địch.

Câu 29:

Điểm khác biệt cơ bản về hướng tiến công của quân đội Việt Nam trong xuân hè 1954 so với Đông xuân 1953-1954 là gì?

A. Tiếp tục tấn công vào nơi có tầm quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu

B. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch mạnh nhất

C. Chuyển hướng tấn công vào nơi địch yếu nhất

D. Chuyển hướng tấn công vào hậu phương của địch

Câu 30:

Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng (1-1959)?

A. Ra đời muộn so với thực tế nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam

B. Chỉ ra một cách toàn diện con đường phát triển của cách mạng miền Nam

C. Kiên định con đường đấu tranh chính trị, hòa bình là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang

D. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi

Câu 31:

Nhận xét nào sau đây đánh giá không đúng về phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

A. Chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng ở vùng nông thôn miền Nam

C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng

D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam

Câu 32:

Điểm giống nhau cơ bản giữa Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám (1945) là gì?

A. Đều tham gia lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành chính quyền

B. Đều làm chức năng chính quyền bên cạnh chức năng đoàn kết, tập hợp lực lượng

C. Đều được tách ra từ khối đoàn kết từ một mặt trận chung của 3 nước Đông Dương

D. Đều gắn kết cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít trên thế giới

Câu 33:

Nhận định nào không đúng khi đề cập giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1964)?

A. Các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh vũ trang của ta để thống nhất đất nước.

B. Mĩ tiến hành các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới.

C. Hậu phương miền Bắc đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

D. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công.

Câu 34:

Vì sao tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III?

A. Do tác động của xu thế hòa hoãn trên thế giới

B. Do Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Việt Nam

C. Do cách mạng 2 miền có bước phát triển mới

D. Do Trung Quốc và Liên Xô đồng ý ủng hộ Việt Nam chống Mĩ

Câu 35:

Việc triển khai lập ấp chiến lược phản ánh thực trạng gì trong cuộc chiến tranh của người Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt lực lượng phát triển quân đội

B. Lực lượng cộng sản chiếm ưu thế trong nắm dâ

C. Chính quyền Sài Gòn thiếu hụt ngân sách cần nắm dân để thu thuế

D. Lực lượng cộng sản vẫn kiểm soát được các đô thị ở miền Nam

Câu 36:

Nguyên nhân nào đã khiến Mĩ cần phải đẩy nhanh việc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963?

A. Do sự phát triển của phong trào đấu tranh chính trị phản đối chính quyền họ Ngô

B. Do Ngô Đình Diệm không còn nghe theo sự chỉ huy của Mĩ

C. Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn

D. Do áp lực từ dư luận quốc tế

Câu 37:

Thất bại của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu?

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

B. Làm thất bại một loại hình chiến tranh thí điểm trong chiến lược toàn cầu

C. Mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn cầu

D. Làm phá sản chiến lược toàn cầu

Câu 38:

Vì sao Mĩ không sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) giống như thực dân Pháp trước đây?

A. Do sự khác biệt về tính chất chiến tranh

B. Do sự khác biệt phương thức tác chiến

C. Do rút kinh nghiệm từ sự thất bại của người Pháp

D. Do quân viễn chinh Mĩ đang phải tập trung ở chiến trường Trung Đông

Câu 39:

Vì sao chiến tranh cục bộ lại được coi là mốc đánh dấu bước leo thang chiến tranh mới của Mĩ ở Việt Nam so với chiến tranh đặc biệt?

A. Do Mĩ sử dụng cả quân viễn chinh Mĩ, đồng minh và mở rộng quy mô chiến tranh

B. Do tính chất chiến tranh đã chuyển từ thực dân kiểu mới sang kiểu cũ

C. Do Mĩ sử dụng cả thủ đoạn ngoại giao để tạo bước đệm cho chiến tranh

D. Do Mĩ đã thay thế toàn bộ quân đội Sài Gòn bằng quân viễn chinh Mĩ

Câu 40:

Khi tiến hành chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mĩ không phải đối mặt với những vấn đề nào sau đây?

A. Sự yếu kém của quân đội Sài Gòn

B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới sẽ bị lộ mặt

C. Tiến hành chiến tranh trong thế bị động

D. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ đang bị dàn mỏng trên thế giới

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 của Trường THPT Phan Bội Châu
Thông tin thêm
  • 13 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh