Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 của Trường THPT Bình Chiểu

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 của Trường THPT Bình Chiểu

  • 18/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 375 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 của Trường THPT Bình Chiểu. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thư viện đề thi lớp 12. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 13 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

1 Lần thi

Câu 1:

Đâu là khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền (1789) của nước Pháp?

A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập.

B. Tự do - Bình đẳng - Hạnh phúc.

C. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

D. Tự do - Bình đẳng - Phát triển.

Câu 2:

Từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793 là thời kì cầm quyền của lực lượng chính trị nào ở Pháp?

A. Tư sản Téc-mi-do.

B. Phái Gia-cô-banh.

C. Đại tư sản lập hiến.

D. Phái Gi-rông-đanh.

Câu 3:

Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII có tên gọi là gì?

A. Triết học ánh sáng.

B. Triết học duy tâm.

C. Trào lưu ánh sáng.

D. Trào lưu cải cách.

Câu 4:

Nội dung nào sau đây không phải chính sách của Quốc hội lập hiến từ năm 1789?

A. Bãi bỏ quy chế phường, hội.

B. Cuộc sống nhân dân lao động được cải thiện.

C. Cho phép tự do buôn bán.

D. Chia cả nước thành 83 quận.

Câu 5:

Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?

A. Sự cổ vũ từ cách mạng tư sản Hà Lan và Anh.

B. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến.

C. Chế độ phong kiến Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng.

D. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến.

Câu 6:

Vì sao có thể nói: Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời đại?

A. Lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.

B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.

Câu 7:

Đâu không phải nguyên nhân khiến giặc Mông - Nguyên ba lần thất bại trong việc xâm lược nước ta?

A. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cao cả.

B. Vua tôi nhà Trần có chính sách tích cực đúng đắn, sáng tạo.

C. Lực lượng quân giặc hạn chế lại chủ quan trong quá trình tiến hành xâm lược.

D. Tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến đấu chống quân xâm lược của quân dân nhà Trần.

Câu 8:

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê thắng lợi xuất phát từ nguyên nhân nào quan trọng?

A. Sự lãnh đạo tài tình của Lê Hoàn và quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

B. Sự lãnh đạo của Đinh Bộ Lĩnh và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta.

C. Sự lãnh đạo của Trần Quang Khải và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

D. Sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt và ý chí bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.

Câu 9:

Một trong những đặc điểm quan trọng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là

A. Từ một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển và mở rộng ra ba nước Đông Dương.

B. Căn cứ kháng chiến rộng lớn, kéo dài suốt 4 tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An.

C. Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

D. Tư tưởng nhân nghĩa được đề cao và mở rộng ở giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa.

Câu 10:

Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần có điểm gì khác so với cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?

A. Thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”.

C. Sử dụng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

D. Thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.

Câu 11:

Nghệ thuật sân khấu dân tộc từ thế kỉ X đến XV phát triển với nhiều hình thức gồm

A. chèo, tuồng, múa rối.

B. chèo, múa rối, điêu khắc.

C. điêu khắc, sân khấu, âm nhạc.

D. chèo, tuồng, tháp chùa.

Câu 12:

“Tướng võ, quan hầu đều biết chữ

Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ”

(Trần Nguyên Đán, Thơ văn Lý – Trần)

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV?

A. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.

B. Sự hoàn thiện của giáo dục Đại Việt.

C. Sự phát triển của văn thơ thế kỉ XIV.

D. Trình độ dân trí của người dân được nâng cao.

Câu 13:

Thành tựu kĩ thuật nào sau đây không phải của nhà Hồ?

A. chế tạo súng theo mẫu của Pháp.

B. chiến thuyền có lầu.

C. thành nhà Hồ.

D. chế tạo súng thần cơ.

Câu 14:

Giáo dục Nho giáo từ thế kỉ XI đến XV có điểm gì hạn chế?

A. Không khuyến khích việc học hành thi cử.

B. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học.

C. Nội dung chủ yếu là kinh sử.

D. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

Câu 15:

Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta?

A. Kinh thành Thăng Long.

B. Hoàng thành Thăng Long.

C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

D. Kinh thành Huế.

Câu 17:

Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) vì

A. phong trào đấu tranh của nhân dân đang phát triển mạnh.

B. lực lượng cách mạng vũ trang miền Nam đã phát triển.

C. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công.

D. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.

Câu 18:

Nguyên nhân quan trọng quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là

A. nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, dũng cảm.

B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân các nước Đông Dương.

D. sự đồng tình, ủng hộ của lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.

Câu 19:

Chiến thắng nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?

A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.

C. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) năm 1963.

D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 22:

Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. An Lão (Bình Định).

B. Bình Giã (Bà Rịa).

C. Ba Gia (Quảng Ngãi).

D. Đồng Xoài (Bình Phước).

Câu 23:

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) đã buộc Mĩ phải tuyên bố

A. “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

B. rút hết quân đội về nước.

C. “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

D. chấm dứt phá hoại ở miền Bắc.

Câu 24:

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là

A. đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ - Diệm.      

B. chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ - Diệm.

C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống Mĩ - Diệm.    

D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.

Câu 25:

Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại đâu?

A. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).

B. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).

C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1976).

D. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (1975).

Câu 26:

Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?

A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.

Câu 27:

Mĩ cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục (từ 18 đến 29-12-1972) nhằm mục đích gì?

A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam.

B. Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ.

D. Đánh phá miền Bắc, không cho tiếp tế cho chiến trường miền Nam.

Câu 28:

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), Mĩ nhằm thực hiện âm mưu cơ bản nào?

A. Dùng người Việt đánh người Việt.

B. Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.

C. Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.

D. Tách nhân dân với phong trào cách mạng.

Câu 29:

Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương tháng 4 - 1970 được triệu tập nhằm mục đích

A. Thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung.

B. Công nhận chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam.

C. Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.

D. Đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 30:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 24 (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ cấp thiết nào dưới đây?

A. Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam. 

B. Tiếp tục mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. 

C. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 33:

Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) của quân dân ta đã chứng tỏ điều gì?

A. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu. 

B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã lớn mạnh về mọi mặt.

C. Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân miền Nam.   

D. Quân và dân miền Nam có khả năng đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

Câu 34:

Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), Mĩ đề ra chiến lược quân sự mới “tìm diệt” nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ngăn chặn tiếp viện từ miền Bắc vào miền Nam.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh với ta.

C. Đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự.

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho Mĩ trên bàn ngoại giao.

Câu 35:

Ý nghĩa quan trọng của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là

A. Tạo điều kiện chính trị, phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.

B. Phát triển nền kinh tế đa phương hóa, đa dạng hóa.

C. Xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa.

D. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Câu 36:

Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là

A. đánh dấu bước ngoặt của cách mạng ở miền Nam Việt Nam.

B. cách mạng miền Nam chuyển sang thế chủ động.

C. làm lung lay tận gốc chính quyền Mĩ - Diệm.

D. chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 37:

Nội dung nào thuộc đường lối đổi mới về chính trị của Đảng ta (1986)?

A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.  

B. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 

C. Xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập.   

D. Khắc phục tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Câu 38:

Thái độ của Mĩ sau chiến thắng của quân dân ta ở Phước Long (tháng 1-1975) là gì?

A. Không can thiệp bằng quân sự đối với miền Nam.

B. Phản ứng mạnh, tiếp tục tăng  viện trợ cho quân đội Sài Gòn.

C. Tiếp tục tăng cường can thiệp quân sự vào miền Nam.  

D. Chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

Câu 39:

 Kế hoạch nào được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và nâng lên thành “quốc sách” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)

A. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.

B. tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.

C. tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm.

D. sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”.

Câu 40:

Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng ta (1986)?

A. Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

B. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

C. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.

D. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 của Trường THPT Bình Chiểu
Thông tin thêm
  • 1 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh