Đề thi HK2 môn GDCD 10 năm 2021 của Trường THPT Hồ Thị Bi

Đề thi HK2 môn GDCD 10 năm 2021 của Trường THPT Hồ Thị Bi

  • 17/11/2021
  • 40 Câu hỏi
  • 351 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi HK2 môn GDCD 10 năm 2021 của Trường THPT Hồ Thị Bi. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thư viện đề thi lớp 10. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 14 Đánh giá
Cập nhật ngày

23/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 2:

Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cho bản thân như thế nào?

A. nhắc nhở mình tốt lên.

B. hoàn thiện mình hơn.

C. điều chỉnh hành vi của mình.

D. điều chỉnh suy nghĩ của mình.

Câu 3:

Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo .........

A. lẽ phải.

B. nguyên tắc.

C. tình cảm.

D. từng trường hợp.

Câu 4:

Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Là người có lương tâm em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Việc làm này giúp người nông dân mang lại lợi nhuận cao.

B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi.

C. Việc làm này vi phạm đạọ đức và pháp luật.

D. Việc làm này giúp người dân mua được thực phẩm rẻ hơn. 

Câu 5:

Truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc ta là gì?

A. yêu nước.

B. uống nước nhớ nguồn.

C. hiếu học.

D. tôn sư trọng đạo.

Câu 6:

Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?

A. Môi hở răng lạnh.

B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

D. Ngựa chạy có bầy, Chim bay có bạn.

Câu 7:

Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh để làm gì?

A. làm giàu cho gia đình mình.

B. vượt lên chính mình.

C. chinh phục thiên nhiên.

D. vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Câu 8:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Đạo đức là hệ thống …….. mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

A. các quy tắc, chuẩn mực xã hội.

B. các nề nếp, thói quen của cộng đồng.

C. các hành vi, việc làm mẫu mực.

D. các quan niệm, quan điểm xã hội.

Câu 9:

Trên đường đi học về, thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa xách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp chuẩn mực đaọ đức?

A. Đứng nhìn người phụ nữ đó.

B. Giúp người phụ nữ xách đồ.

C. Chờ người khác đến giúp.

D. Lặng lẽ bỏ đi, vì không phải việc của mình.

Câu 11:

Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của ..........

A. tập thể người lao động.

B. cán bộ, công chức.

C. đất nước.

D. con người. 

Câu 13:

Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào?

A. Chỉ tự nguyện hợp tác khi cần thiết và phải thật bình đẳng thì mới hợp tác. 

B. Có lợi cho bản thân là được, không cần biết có gây hại cho ai.

C. Tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi.

D. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. 

Câu 16:

Câu nào sau đây là đúng?

A. Tập hợp phe phái để chống lại một phe nhóm khác chính là hợp tác

B. Không phải ai cũng hòa nhập được với cộng đồng, xã hội

C. Người sống hòa nhập thường phải chịu thiệt thòi vì luôn phải hy sinh vì người khác

D. Chỉ có những người kém cỏi mới cần phải hợp tác với nhau

Câu 17:

Đâu là vai trò của cộng đồng?

A. Trong mọi trường hợp phải đảm bảo cho lợi ích của từng cá nhân

B. Phải biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung

C. Chăm lo cho cuộc sống cá nhân, tạo điều kiện để các nhân phát triển

D. Cá nhân sống trong cộng đồng phải tuân theo nguyên tắc của cộng đồng

Câu 18:

Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong truyện nào sau đây?

A. Sơn Tinh, Thủy Tinh

B. Sự tích trầu cau

C. Lạc Long Quân, Âu Cơ

D. Bánh chưng, bánh giầy

Câu 19:

Đâu là biểu hiện của nhân nghĩa?

A. Quan tâm đến đời sống chính trị của địa phương, đất nước

B. Sống chan hòa, vui vẻ, không xa lánh mọi người

C. Phải biết che dấu lỗi lầm cho bạn khi bạn phạm lỗi

D. Sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống

Câu 20:

Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành và hun đúc từ trong .......

A. lao động sản xuất xây dựng đất nước

B. lao động chân tay và trí óc

C. lao động sản xuất cơ sở vật chất

D. lao động trong khu công nghiệp mũi nhọn

Câu 21:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã ........

A. Quan hệ tình dục

B. Kết hôn

C. Chung sống với nhau

D. Làm đám cưới

Câu 22:

Em không đồng ý với quan điểm nào sau đây?

A. Lòng yêu nước của mỗi công dân có thể thể hiện qua những việc làm rất bình thường và nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày.

B. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một việc làm thể hiện lòng yêu nước.

C. Những người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì không yêu nước bằng những người Việt Nam đang sinh sống ở trong nước.

D. Những người có hành vi tàn phá môi trường, tham ô, lãng phí là những người không yêu nước.

Câu 23:

Câu nói “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc” là của ai?

A. Nguyễn Trung Trực

B. Trần Bình Trọng

C. Trần Hưng Đạo

D. Lý Thường Kiệt

Câu 24:

Trường kêu gọi học sinh tham gia hiến máu tình nguyện. Em chọn cách nào sau đây?

A. Không tham gia vì hiến máu có thể gặp nguy hiểm cho bản thân

B. Tích cực kêu gọi các bạn tham gia, còn mình thì không cần

C. Tham gia nhiệt tình và vận động mọi người cùng tham gia

D. Nếu các bạn cùng lớp tham gia thì em cũng tham gia, nếu không thì thôi

Câu 26:

Hợp tác phải đảm bảo nguyên tắc nào?

A. đảm bảo lợi ích của mình đầu tiên

B. công bằng, trung thực, thẳn thắng

C. tự giác, kỉ luật, sáng tạo

D. tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi

Câu 27:

Lan (17 tuổi) còn đang đi học nhưng cha mẹ bắt em nghỉ học để đi lấy chồng với người mà cha mẹ đã chọn. Nếu là Lan, em chọn cách xử sự nào sau đây?

A. Thuyết phục cha mẹ được đi học tiếp để lo cho tương lai

B. Gặp mặt hôn phu của mình tìm hiểu rồi sau đó mới quyết định

C. Nghe theo lời cha mẹ như vậy mới là người con hiếu thảo

D. Kiên quyết không chịu, nếu cha mẹ ép sẽ bỏ nhà đi

Câu 28:

Gia đình chính là tổ ấm, là nơi được yêu thương, vỗ về…thể hiện chức năng nào của gia đình?

A. Kinh tế

B. Duy trì nồi giống

C. Nuôi dưỡng và giáo dục con cái

D. Tổ chức đời sống gia đình

Câu 29:

Cô giáo phân công em và một bạn em không thích cùng làm một bài báo cáo. Em sẽ chọn cách nào sau đây?

A. Cố gắng gạt bỏ mâu thuẫn với bạn để hoàn thành bài báo cáo

B. Kiên quyết không đồng ý và đề nghị cô đổi người

C. Thỏa thuận với bạn đó và tự ý đổi người để làm chung

D. Đồng ý nhưng bài báo cáo tự ai nấy làm

Câu 30:

Chẳng may trên đường đi học về qua một đoạn đường vắng, em gặp một bạn bị tai nạn giao thông cần được giúp đỡ. Em chọn cách xử sự nào sau đây?

A. Vội vàng đi nhanh qua để tránh người khác cho rằng mình gây tai nạn cho bạn

B. Nhanh chóng tìm người đến giúp đỡ bạn ấy

C. Không nhất thiết phải giúp vì mình còn nhỏ cũng chẳng biết giúp như thế nào

D. Không quan tâm vì người ấy mình không quen biết

Câu 31:

Giá trị làm người của mỗi người được gọi là gì?

A. phẩm chất

B. danh dự

C. lương tâm

D. nhân phẩm

Câu 33:

Danh dự là gì?

A. Uy tín đã được xác nhận và suy tôn

B. Năng lực đã được thừa nhận

C. Đức tín đã được tôn trọng và đề cao

D. Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận

Câu 34:

Trong gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ và quyền như thế nào?

A. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau

B. Chồng có quyền hơn vợ vì chồng là trụ cột gia đình

C. Ai làm ra nhiều tiền người đó có quyền hơn

D. Vợ có quyền hơn chồng vì vợ là người quản lí tiền bạc

Câu 37:

Câu nào sau đây nói về nhân nghĩa?

A. Ăn cháo đá bát

B. Qua cầu rút ván

C. Uống nước nhớ nguồn

D. Góp gió thành bão

Câu 40:

Câu nào sau đây nói về quan hệ hôn nhân gia đình?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Bán bà con xa mua láng giềng gần

C. Cây ngay không sợ chết đứng

D. Anh em như thể tay chân

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Đề thi HK2 môn GDCD 10 năm 2021 của Trường THPT Hồ Thị Bi
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 40 Câu hỏi
  • Học sinh